Chuyện làng ở Hà Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Hành trình khám phá xã Hà Tây của chúng tôi bắt đầu tại ngôi nhà rông cao vút giữa làng Kon Măh. Không hẹn trước, thế nhưng khi vừa đến nơi, chúng tôi được gặp già làng Ngưm khi ông đang ngồi trầm tư phả từng làn khói thuốc ra màn mưa mờ ảo.

Già Ngưm cho biết: Nhà rông được xây dựng vào năm 2005. Địa điểm được lựa chọn dựng nhà rông là nơi có không gian rộng, thoáng đãng, là vị trí đẹp nhất trong làng. Thời điểm đó cũng là lúc bà con chuyển từ làng cũ ra vùng đất mới này tái định cư.

Tháng 12-2023, khi nhà rông có dấu hiệu xuống cấp, dân làng cùng chung tay góp sức gia cố, tu sửa những phần bị hư hỏng bởi nắng mưa hao mòn.

“Sau khi xin chủ trương của chính quyền và nhận được sự đồng thuận của 94 hộ dân trong làng, mọi người gác lại công việc nương rẫy, tập trung công sức cho việc sửa lại nhà rông. Đàn ông thanh niên khỏe mạnh thì lên rừng chặt cây le, cây nứa… Phụ nữ thì cắt tranh, phơi khô để lợp mái.

Cứ thế trong hơn 1 tháng cho việc chuẩn bị nguyên vật liệu và bắt đầu tiến hành sửa chữa nhà rông trong vòng 1 tuần thì hoàn thiện”-già Ngưm kể.

gia-lang-ngum-lang-kon-mah-chia-se-ve-chuyen-dat-va-nguoi-lang-minh.jpg
Già làng Ngưm (làng Kon Măh) chia sẻ về chuyện đất và người làng mình. Ảnh: V.T.T

Ngôi nhà rông mang bao tâm huyết, niềm tự hào của dân làng Kon Măh đẹp lên từng ngày mà vẫn giữ được nét nguyên bản. Nhà rông là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tâm linh, tổ chức các lễ hội truyền thống.

Già Ngưm tự hào chia sẻ: Anh Im là nghệ nhân đa tài. Anh tham gia hầu hết những sự kiện của làng. Ngoài biết chế tác và chơi các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống, anh còn có thể truyền dạy cho các em nhỏ để duy trì nét sinh hoạt văn hóa ý nghĩa này.

Mỗi khi làng có hoạt động gì đều giao cho anh phụ trách tập hợp bà con cùng tập luyện và trình diễn. Hiện nay, làng Kon Măh có 3 đội cồng chiêng dành cho nam, nữ và trẻ em.

lan-dau-den-lang-kon-so-lah-cach-day-5-nam-da-de-lai-trong-toi-nhieu-vuong-van-ve-ngoi-lang-xa-so-huu-nha-rong-tuyet-dep-va-nguoi-dan-lang-hon-hau-men-thuong.jpg
Lần đầu đến làng Kon Sơ Lăh cách đây 5 năm đã để lại trong tôi nhiều vương vấn về ngôi làng sở hữu nhà rông tuyệt đẹp và người dân làng hồn hậu, mến thương. Ảnh: V.T.T

Rời làng Kon Măh, điểm đến tiếp theo của chúng tôi là nhà rông làng Kon Hơng Lẽh. Nhà rông làng Kon Hơng Lẽh được dựng vào năm 2011 với tổng diện tích khoảng 160 m2. Giữa khoảng sân rộng với thảm cỏ xanh mướt, ngôi nhà rông tạo nên một bức tranh yên bình nơi làng xa.

Tại không gian này, vào những dịp lễ hội, đội cồng chiêng sẽ tập luyện, cùng nhau đánh chiêng và nối nhịp vòng xoang.

toi-den-tham-lang-kon-mah-vao-mot-ngay-mua-se-lanh-mua-giang-loi-nho-cang-khien-cho-mien-xa-them-phan-thenh-thang.jpg
Tác giả trước nhà rông làng Kon Măh, xã Hà Tây. Ảnh: V.T

Và, điểm cuối cuộc hành trình của chúng tôi là làng Kon Sơ Lăl. Cách đây gần 5 năm, chúng tôi được phân công đưa đoàn quay phim S Việt Nam ghi hình phóng sự về đội cồng chiêng của làng.

Với chiều cao gần 2 m, ngang 24 m, nhà rông được xây dựng với kiểu mẫu truyền thống, họa tiết, hoa văn rất tinh xảo. Nổi bật giữa nền trời, mái nhà rông được lợp bằng cỏ tranh, 2 mái ốp vào nhau như hình lưỡi rìu vươn lên kiêu hãnh, thể hiện sức mạnh của cả cộng đồng.

Trò chuyện với già làng Yưuh, chúng tôi được biết: Làng có 150 hộ với 600 khẩu, 100% là dân tộc Bahnar. Năm 2017, nhà rông được xây dựng khi chuyển từ làng cũ ra. Hiện nay, mái nhà rông đang có dấu hiệu xuống cấp. Vì vậy, dân làng đồng thuận xin chủ trương và chuẩn bị nguyên vật liệu đến đầu năm sau tiến hành lợp lại mái.

Con dốc quanh làng đẹp như tranh vẽ giữa trưa vắng bóng người qua. Trong cung đường trải nghiệm, chúng tôi vào thăm nhà anh Dưuh và chị Y Nao. Ngôi nhà lợp mái ngói khang trang được xây dựng cùng năm và nằm sát bên hông nhà rông.

Anh Dưuh cho biết: Anh có thể đan gùi và một số đồ dùng cần thiết trong gia đình. Nếu có khách đến làng trải nghiệm không gian núi đồi và có nhu cầu tìm hiểu về đời sống nơi đây, vợ anh sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch.

Còn theo anh Bưh-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Hà Tây thì: “Làng Kon Sơ Lăl có đội cồng chiêng khoảng 50 người thường xuyên biểu diễn tại các lễ hội của tỉnh. Tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024, đội cồng chiêng làng tham gia phục dựng lễ mừng lúa mới trước sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) và đã để lại được nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách”.

Có thể bạn quan tâm

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.