Gương mặt thơ: Vương Trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi tôi đang là sinh viên, nhà thơ Vương Trọng đã nổi tiếng. Ông nằm trong “chùm sao” các nhà thơ áo lính bước ra từ cuộc chiến.

Ít ai biết ông lại là cử nhân toán học, tốt nghiệp Khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nước ta số dân toán làm thơ không nhiều, ngoài nhà thơ Vương Trọng còn các thi nhân Lê Quốc Hán, Thạch Quỳ, Đặng Hấn, Hương Đình... (nhưng bây giờ thực sự còn vừa làm thơ vừa hoạt động toán là Phó Giáo sư Lê Quốc Hán và Hương Đình, còn lại chỉ chuyên thơ) và đa phần họ đã làm là hay.

Nhà thơ Vương Trọng đã xuất bản khoảng 20 tập thơ, có nhiều giải thưởng văn học quốc gia. Ông về hưu khi là Đại tá công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Thơ ông thông minh và hóm, cái hóm ngầm của ông đồ Nghệ. Có những chuyện nhẽ phải đau lòng, qua thơ ông nó nhẹ như... chợ tình Khau Vai: “Ngủ ngoan, đừng khóc, bố đây/Mỗi năm mới có một ngày Khau Vai/Mẹ đi dốc dựng, đường dài/Tìm về nơi hẹn gặp người tình xưa”. Có tim ai không nát tan khi vợ đi gặp tình cũ? Cũng như thế, ông... vào chùa: “Ta lạc vào chùa chiều nay/Dằng dặc hai miền Sau-Trước/Phía nào cuộc đời trần tục/Bốn bề chỉ khói hương bay”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



NHÀ RÔNG



Nhìn dọc: dựng mũi tên

Nhìn ngang: xòe lưỡi búa

Bước lên, hóa con thuyền

Sóng rượu cần nghiêng ngửa.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Thôi cần chi bếp nữa

Ấm từng đôi mắt nhen

Vồng ngực em thắp lửa

Cho nhà rông làm đèn.



Ngọn lửa và hơi men

Xa rồi sao khỏi nhớ

Ơi mũi tên, lưỡi búa

Ơi cánh buồm cao nguyên!



NGHĨ VỀ THƠ



Là rượu, không phải cơm, ai đó nói về thơ

Muốn là rượu phải có gạo, ngô… và men cây, men lá

Không có rượu cất lên từ nước lã

Chẳng có thứ thơ nào từ trống rỗng nhà thơ.

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

“Ta đứng trên vai những vĩ nhân đi trước”

Đó là lời các nhà khoa học

Với nhà thơ, chẳng ai công kênh ai

Đỉnh quá khứ mãi còn sừng sững phía tương lai.



Dòng suối sâu, nước càng trong càng thấy rõ độ sâu

Dòng suối cạn muốn dọa người rằng sâu chỉ có cách khuấy ngầu lên nước đục

Nông, sâu là ý, tứ

Trong, đục ấy ngôn từ…





LẠC VÀO CHÙA



“Trăm năm trước chẳng có ta

Trăm năm sau ta chẳng có”

Lời sư nương theo tiếng mõ

Rơi rỗng cả chiều mùa đông.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Ta có hay là ta không?

Ta sau hay là ta trước?

Hỏi ai, cửa thiền lặng ngắt

Lá khô cũng vẻ nâu sồng.



Ta có hay là ta không?

Cốc cốc, không không, có có

Thân tan vào trong tiếng mõ

Tụ về đức Phật từ bi.



Ta lạc vào chùa chiều nay

Dằng dặc hai miền Sau-Trước

Phía nào cuộc đời trần tục

Bốn bề chỉ khói hương bay.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...