Gương mặt thơ: Thuận Ánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thuận Ánh tên thật là Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Chư Á, TP. Pleiku), hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chất nữ trong thơ chị khá rõ, đa phần da diết về thân phận đàn bà.

Đọc thấy sự thăng trầm số phận, thấy da diết cảm xúc. Chị chắt mình ra, lọc mình ra, thả lỏng mình ra... thành thơ. Dẫu viết về gì thì cuối cùng cũng vận về mình. Như những câu viết về Bến Mộng: “Ngày mai em sẽ đi qua Bến Mộng?/Nhặt lại niềm tin và ánh mắt anh cười/Hạnh phúc một thời người trót đánh rơi/Và lời hứa trọn đời người đã hứa”. Còn đây là đôi câu viết về chị mình: “Tôi vẫn là tình yêu có thực/Với người đàn bà chưa từng đeo nhẫn cưới/Chị tôi!/Chiếc lá rơi/Chiếc lá đã rơi rồi”.

Tất nhiên, để đi lâu dài với văn chương, với thơ, con đường của Thuận Ánh còn rất dài. Tôi đọc được nỗi đắm say của chị khi biên tập chùm thơ 10 bài chị gửi để chọn bài đăng trong chuyên mục.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





BẾN MỘNG



Ngày mai em sẽ đi qua Bến Mộng

Nơi ngày xưa anh hò hẹn với người ta

Em sẽ đi qua nơi anh từng trông ngóng

Em tưởng rằng thời rực rỡ đã lùi xa.



Ngày mai em sẽ đi qua Bến Mộng

Mùa nước lên, nước lớn, nước ròng

Nơi ai thức với dòng sông và khóc

Khi người về phụ bạc lúc mùa đông.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Ngày mai em sẽ đi qua Bến Mộng?

Nhặt lại niềm tin và ánh mắt anh cười

Hạnh phúc một thời người trót đánh rơi

Và lời hứa trọn đời người đã hứa.



Bến Mộng ngày nay khác ngày xưa rồi đó

Mà thủy chung vẫn thế, chỉ một lòng

Bao hờ hững ngày ngày ngang qua ngõ

Anh chẳng thể nào quên Bến Mộng phải không?





TIẾNG GUITAR DỪNG BÊN CỬA SỔ



Anh có bản nào đàn riêng cho em không?

Tiếng réo rắt em neo lòng vào đó

Những bản guitar bên ngoài cửa sổ

Anh có bản nào đàn riêng cho em không?



Đêm tối trời lạnh hơn cả mùa đông

Tay này với tay kia ôm mình không đủ ấm

Tiếng guitar thì thầm trong thinh lặng

Anh có bản nào đàn riêng cho em không?



Tiếng đàn ngân khúc bổng khúc trầm

Khúc nào em cũng ngâm được mình vào trong đó

Một cuộc tình không ồn ào không lặng lẽ

Không ngày mai, không cả tiếng đêm dài.



Tiếng guitar bền bỉ vọng hồn người

Sương trong veo, gió trong veo, em trong veo nỗi nhớ

Trong tiếng dế thật thà như hơi thở

Lời nói dối dễ thương trong âm điệu trầm buồn.



Tiếng guitar đừng dừng nhé, đừng dừng

Đêm sẽ cô đơn trước muôn trùng bóng tối.

Có một bước chân ngập ngừng trước khi bước vội

Đêm và em và bóng tối nhạt nhòa nhau.





VỀ CÙNG PHỐ NÚI NGHE ANH



Về đi anh

Phố núi mùa này thoảng hương hoa sữa

Con đường đất đỏ

Rực rỡ dã quỳ

Anh về đi

Nghe gió lạnh se

Mùa đông vờn bóng núi

Mặt hồ nông nổi

Sắt se sợi nhớ giao mùa.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Về đi anh

Muồng vàng sót những non tơ

Nụ tình đơm chồi

Sau tháng ngày khô cạn

Mình nợ nhau lời hò hẹn

Đêm xoang lễ hội dã quỳ

Anh về đi

Cà phê mùa chín bói

Rơm vàng ngõ đợi

Quê mình tươi rói nụ cười.



Về đi anh

Luênh loang cái rét tháng mười

Dịu dàng những con dốc phố

Lời mời vẫn như bỏ ngỏ

Về cùng phố núi nghe anh.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.