Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, chính sách nhà ở xã hội không có nghĩa là xây lên để bán mà có thể cho thuê, thuê mua để mọi người dân đều có chỗ ở.
Nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu quan điểm, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách NƠXH.
(GLO)- Với việc đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng kỹ thuật trực tuyến trong hoạt động, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) từng bước nâng cao hiệu quả công việc, quản lý chất lượng hoạt động tại địa bàn nông thôn.
Để các giải pháp hướng đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động hiện nay đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo mục tiêu hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế vừa ký Công văn số 1525/UBND-CNXD yêu cầu triển khai Công điện số 469/CĐ-TTg ngày 25-5-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Sáng 23-6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khởi công xây dựng Dự án “Nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng” với tổng mức đầu tư khoảng 206 tỷ đồng.
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa có báo cáo kiến nghị Chính phủ nghiên cứu xây nhiều nhà ở xã hội chất lượng tốt, diện tích nhỏ 45-50m2/căn, giá dưới 15 triệu đồng/m2. Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện tại khi chỉ dựa vào vốn xã hội hóa là điều khó.
Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.
(GLO)- Ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 486/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho các khoản vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở là 4,8%/năm.
Đến thời điểm này, cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho thị trường bất động sản đã được Chính phủ tích cực tháo gỡ. Vấn đề còn lại là việc thực hiện của các địa phương, thành viên của thị trường, để chính sách mới sớm đi vào thực tế và phát huy hiệu quả.
Một trong những trở ngại của các gói tín dụng ưu đãi là nhiều người dân có nhu cầu nhưng không chứng minh được thu nhập để đủ điều kiện vay nếu không có giao dịch qua tài khoản ngân hàng.
Cả nước có trên 52 triệu người lao động, trong đó công nhân lao động chỉ chiếm 14% dân số, chiếm 27% lực lượng lao động, nhưng tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng tổ chức vào ngày 24-4, Bộ Xây dựng cho biết đối với đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp thì sẽ thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Bộ Xây dựng đề xuất bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình, đó là nội dung quan trọng trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp Bộ Xây dựng đang soạn thảo.
Theo Bộ Xây dựng, việc quy định điều kiện về cư trú đã không còn phù hợp trong tình hình mới, đồng thời phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết. Chính vì vậy, Bộ đề xuất thí điểm bỏ quy định người dân muốn mua nhà ở xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình.
Sau khi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất giảm số căn nhà xã hội xây đến năm 2030 từ 1,4 triệu xuống hơn 1 triệu, vốn thực hiện cũng giảm bớt 280.500 tỷ đồng.