Kiến nghị cho doanh nghiệp đóng 20% quỹ nhà ở xã hội bằng tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư nhà ở thương mại được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất 20% quỹ đất xây nhà ở xã hội hoặc bố trí nhà ở xã hội tại các vị trí khác.

Theo đó, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội, thay vào đó các chủ đầu tư được đóng bằng tiền hoặc bố trí nhà ở xã hội tại vị trí khác.

Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng cho các dự án nằm trong quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 không có đất ở là chung cư; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án chỉ có một khối chung cư hoặc nhiều khối nhưng chung khối đế; diện tích 20% đất dành cho nhà ở xã hội trong dự án không đủ để tách thành dự án độc lập.

Đồng thời, UBND TP.HCM xem xét từng trường hợp đề xuất cụ thể của nhà đầu tư về bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội trong phạm vi dự án nhà ở thương mại hoặc hoán đổi tại vị trí khác đảm bảo phù hợp chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố.

TP.HCM kiến nghị cho doanh nghiệp đóng 20% quỹ nhà ở xã hội bằng tiền
TP.HCM kiến nghị cho doanh nghiệp đóng 20% quỹ nhà ở xã hội bằng tiền

Sở dĩ UBND TP.HCM đề xuất như trên bởi đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ giao TP.HCM hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội. Để hoàn thành mục tiêu này, thành phố đang rà soát bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội tập trung trong các khu động lực, bên cạnh việc quy định điều tiết quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại.

Trong khi pháp luật hiện hành không còn quy định quy mô sử dụng đất tối thiểu để chủ đầu tư có trách nhiệm dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội mà chỉ quy định việc chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại dành 20% diện tích đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhà ở xã hội. Thẩm quyền quyết định diện tích dự án cũng được giao cho UBND TP.HCM.

Không chỉ vậy, các quy định của pháp luật đã có hiệu lực từ ngày 1.8.2024 nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện khiến các dự án nhà ở thương mại không thể xin được chấp thuận chủ trương đầu tư để triển khai dự án.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng cho rằng luật Nhà ở 2024 và Nghị định số 100/2024 của Chính phủ quy định UBND TP.HCM quyết định việc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội mà không có quy định cụ thể quy mô sử dụng đất tối thiểu của dự án để làm cơ sở xác định hình thức thực hiện nhà ở xã hội là bằng tiền hoặc dành 20% quỹ đất.

Trong khi đó, Nghị định số 100/2024 của Chính phủ cũng không quy định nội dung này và giao UBND TP.HCM xem xét, quyết định nội dung này trong khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Hiện nay, UBND TP.HCM nhận được nhiều hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở thương mại. Trường hợp chưa có tiêu chí quy định quy mô sử dụng đất tối thiểu của dự án nhà ở thương mại để xác định việc dành 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo như các quy định trước đây sẽ dẫn đến việc áp dụng một trong các hình thức thực hiện nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại như bằng tiền hoặc bằng quỹ đất tại chỗ hoặc quỹ đất ở vị trí khác sẽ không thống nhất và không đảm bảo pháp lý.

Theo Đình Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null