Nhà ở xã hội: Một chính sách bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính sách nhà ở xã hội hỗ trợ người thu nhập thấp, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.

Gần đây, trong nhiều bài viết trên cái gọi là “Việt Nam thời báo”, của tổ chức có tên “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” cùng nhiều trang mạng của một số tổ chức, cá nhân phản động, cơ hội chính trị thường mượn danh nghĩa tự do để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam đã trắng trợn bịa đặt rằng “đề án nhà ở xã hội chỉ là cái cớ để quan chức làm giàu”, “xây dựng nhà ở xã hội là không cần thiết, không hiệu quả”...

Điều đáng tiếc luận điệu đi ngược lại lợi ích thiết thực của hàng triệu người dân, phơi bày rõ bản chất chống phá, bất chấp nhu cầu chính đáng của các tầng lớp lao động đó lại đang được không ít người, trong đó phần lớn là lao động trẻ vội vàng cả tin, bị kẻ xấu lợi dụng.

nha-o-xah.jpg
Nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp Đồng Văn IV, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: BQL)

Phát triển nhà ở xã hội là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người thu nhập thấp đồng thời góp phần tăng đầu tư, tiêu dùng, bảo đảm an sinh, tiến bộ và công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước luôn xác định đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các đoàn thể, người dân và doanh nghiệp.

Từ năm 2001, Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê đã xác định việc phát triển nhà ở cho những đối tượng gặp khó khăn là một nhiệm vụ quan trọng. Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3, Điều 59 khẳng định: “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”.

Giai đoạn 2025-2030 phải hoàn thành 995.445 căn hộ để đạt kế hoạch xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục làm rõ: “Phát triển và mở rộng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội”.

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng xác định rõ: “Rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội”, “Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp...; các tỉnh, thành phố bảo đảm bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội”.

Để thực hiện mục tiêu đó, ngày 3/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Mục tiêu của Đề án là phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Chỉ thị 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư tiếp tục nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.

Ngày 27/2/2025 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 444/QĐ-TTg giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể giai đoạn 2025-2030 phải hoàn thành 995.445 căn hộ để đạt kế hoạch xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội. So sánh với giai đoạn trước đó số lượng nhà ở xã hội chỉ dừng ở mức 207 dự án (tính đến tháng 1/2020) với khoảng 90.000 căn hộ hoàn thành, cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc cả về quy mô lẫn tốc độ triển khai trong giai đoạn 2020-2025. Sự gia tăng này phản ánh nhu cầu thực tế rất lớn từ người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp và khu đô thị lớn. Qua đây có thể thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm vấn đề nhà ở cho người dân, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhằm hỗ trợ người thu nhập thấp, công nhân, và các đối tượng khó khăn có cơ hội sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, trước những thành tựu đáng ghi nhận trong việc triển khai chính sách này, các thế lực thù địch, đối tượng phản động không ngừng tung ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật để chống phá, gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền.

Các đối tượng vu khống rằng hàng triệu căn nhà khi hoàn thành “sẽ không bán được cho công nhân” và “khó có người mua trong bối cảnh kinh tế hiện nay”. Những lập luận này không chỉ thiếu cơ sở thực tiễn mà còn cố ý phớt lờ thực tế: hàng nghìn hộ gia đình công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp đã được thụ hưởng chính sách này, với mức giá phù hợp và hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Nhà nước.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng phản động còn lợi dụng những hạn chế khách quan trong quá trình thực hiện chính sách để bới móc, thổi phồng thành “bê bối”.

Chẳng hạn, một số trang mạng phản động hay các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đã lan truyền thông tin sai lệch về dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), cáo buộc rằng “chính quyền cố ý chậm trễ tiến độ để trục lợi”. Thực tế, dự án này đã được kiểm tra và xác minh bởi cơ quan chức năng, nguyên nhân chậm tiến độ là do khó khăn về giải phóng mặt bằng - vấn đề phổ biến trong các dự án lớn, không riêng gì Việt Nam.

Tuy nhiên, các đối tượng cố tình cắt xén sự thật, xuyên tạc thành “âm mưu tham nhũng”, từ đó kích động dư luận, kêu gọi biểu tình gây rối.Một trường hợp khác là tại Đồng Nai, nơi một nhóm cá nhân cực đoan đã lợi dụng vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến dự án nhà ở xã hội để phát tán tài liệu, video tuyên truyền chống phá.

Những người này bịa đặt rằng “nhà ở xã hội chỉ dành cho người giàu”, trong khi thực tế, các dự án này đều có quy định rõ ràng về đối tượng thụ hưởng, được giám sát chặt chẽ bởi chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Những hành vi này không chỉ bôi nhọ uy tín của Đảng và Nhà nước mà còn gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Tuy nhiên, những kết quả thực tế trong triển khai chương trình nhà ở xã hội thời gian qua là bằng chứng rõ ràng để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, chống phá, cũng như khẳng định hiệu quả rõ rệt của chính sách nhân văn này trên nhiều phương diện.

Về kinh tế, nhà ở xã hội không chỉ kích thích đầu tư vào xây dựng mà còn tạo động lực cho các ngành liên quan như vật liệu xây dựng, lao động và giao thông. Đồng thời, nhà ở xã hội góp phần ổn định dân số tại các đô thị, giảm áp lực di cư tự do từ nông thôn ra thành thị khi người lao động được tạo điều kiện để an cư tại chỗ.

Về mặt xã hội, nhà ở xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh cho hàng triệu người thu nhập thấp, thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Bên cạnh đó các đô thị được quy hoạch đồng bộ với nhà ở xã hội đều hướng tới mục tiêu “sáng, xanh, sạch, đẹp”, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Dù vậy, bên cạnh những mục tiêu đã đạt được, quá trình phát triển nhà ở xã hội vẫn đang phải đối mặt với không ít vướng mắc và bất cập. Trước hết, tiến độ triển khai một số dự án còn chậm do thủ tục pháp lý phức tạp, quỹ đất hạn chế, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số tiêu cực liên quan đến việc phân phối, như tình trạng mua bán suất nhà ở xã hội trái quy định, đầu cơ trục lợi, hoặc gian lận trong việc xét duyệt đối tượng thụ hưởng. Những hành vi này không chỉ làm giảm hiệu quả của chính sách mà còn làm nảy sinh mâu thuẫn xã hội, khiến một bộ phận người dân nghi ngờ về tính minh bạch và công bằng trong triển khai, mất niềm tin với chính quyền.

Đây là lỗ hổng cần được khắc phục kịp thời để bảo đảm nhà ở xã hội thật sự đến đúng đối tượng thụ hưởng. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 6/3/2025 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “đặt mình vào địa vị của người có nhu cầu để giải quyết”, đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trước sự chống phá của các thế lực thù địch đối với chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, các cơ quan chức năng cần công khai minh bạch tiến độ dự án trên cổng thông tin điện tử của ngành chức năng và chính quyền địa phương giúp người dân dễ dàng giám sát và có căn cứ để phản bác tin đồn sai sự thật.

Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực như đầu cơ, gian lận trong phân phối nhà ở xã hội. Nghiên cứu tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và người dân tại những khu vực chịu ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch, kịp thời giải đáp thắc mắc và làm rõ hiệu quả thực tế của chương trình.

Phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể trong việc phối hợp chặt chẽ, giám sát quá trình thực hiện chính sách nhà ở xã hội, bảo đảm tính minh bạch và công bằng.

Bên cạnh đó, cần tận dụng mạng xã hội để lan tỏa các câu chuyện “người thực việc thực” là những cá nhân được hưởng lợi từ chương trình, cho thấy rõ nét ý nghĩa thiết thực của chính sách. Song song với đó, cơ quan chức năng cần phối hợp cùng các nền tảng mạng xã hội để kịp thời phát hiện, xóa bỏ nội dung xuyên tạc và xử lý nghiêm các đối tượng cố ý tung tin sai sự thật theo quy định pháp luật.

Những bước đi này không chỉ hóa giải các luận điệu chống phá mà còn khẳng định tính minh bạch, hiệu quả của chương trình nhà ở xã hội, góp phần củng cố lòng tin của người dân đối với chính quyền.

Theo TRUNG HÀ (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.