Nhà gỗ bất hợp pháp về xuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng loạt nhà gỗ vừa mới dựng lên chừng 2-3 năm đã bị mua bán và đưa ra khỏi địa bàn huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Tất thảy những ngôi nhà gỗ này có cột kèo hoành tráng, khiến các đại gia mê mẩn nên giá nào cũng mua. Điều đáng nói là cơ quan kiểm lâm có trạm gác ở các cung đường nhưng nhà vẫn “thông đường” về xuôi trót lọt.

 

Con trai ông B. vừa bán căn nhà gỗ hơn 2 tháng đã dựng lại căn nhà khác và chờ bán tiếp.
Con trai ông B. vừa bán căn nhà gỗ hơn 2 tháng đã dựng lại căn nhà khác và chờ bán tiếp.

Ra khỏi địa bàn

Ông Đ.V.B. một cán bộ xã Thanh Thạch (huyện Tuyên Hóa) nghỉ hưu đã lâu, dẫn chúng tôi đi xem mấy ngôi nhà gỗ vừa dựng cách đây 3 năm, đều thuộc về con cháu người thân. Ông B. tiếp thị: “Nhà thằng con trai cả cột gỗ hoành tráng, vi kèo rất tốt, giá hơn 600 triệu đồng”. Nhà con trai của ông B. dựng bên vệ đường, tường làm bằng ván, bên trong là nhà gỗ 3 gian, cột cao hơn 12m, thuộc dạng lớn nhất xã Thanh Thạch, nhiều đại gia ngã giá chừng 500 triệu đồng vẫn chưa mua được vì mức mà ông B. đưa ra là phải hơn 600 triệu đồng. Trong vai người đi mua nhà gỗ, chúng tôi được vào xem nhà. Căn nhà lên bóng rất đẹp, độ hoành tráng và tinh xảo khó chê. Ông B. chỉ, đây là cột lim, đây là cột giỗi, chỗ kia là loại gỗ không thể mối mọt…

Trên thực tế, vùng rừng Tuyên Hóa ngày nay theo lời của một số người khai thác gỗ, gỗ để làm nhà hoành tráng rất khó kiếm, phần vì kiểm lâm kiểm soát rừng chặt, phần vì cây gỗ lớn đã bị khai thác nhiều. Dạng nhà gỗ như của con trai ông B. đều thuộc về gỗ khai thác bất hợp pháp trước đây, không có giấy tờ nguồn gốc cũng như các chứng nhận của địa phương, nếu mua ông B. chỉ đảm bảo đưa ra khỏi địa bàn xã.

Ông B. tiếp tục dẫn chúng tôi sang nhà người cháu tên H. cũng ngôi nhà gỗ 3 gian lồng lộng. H. nói cần tiền bán để trả nợ công dựng nhà vay ngân hàng 4 năm qua chưa xong. Như ông B. trao đổi, H. cũng chỉ đảm bảo đưa nhà rời khỏi địa bàn xã, ra khỏi xã Thanh Thạch thì người mua phải “lo đường”. Ông B. lại dẫn chúng tôi đi xem 3 căn nhà, gia chủ đều nói bán nếu được giá. Cứ có người hỏi mua nhà gỗ là một số người dân chỉ đường tận tình. Hai xã Thanh Thạch và Thanh Hóa là vựa nhà gỗ lớn nhất huyện rẻo cao Tuyên Hóa. Vì trước đây là vùng sâu, vùng xa, người dân đưa gỗ rừng về tích trữ dựng nhà bán dần. Một nguồn tin cho biết, có năm người dân hai địa phương này dỡ khoảng chục nhà gỗ hoành tráng để bán vì giới chơi nhà gỗ săn đón rất kỹ.

“Thông đường” về xuôi

Ông B. cho biết, cách đây hơn 2 tháng, trên địa bàn có 2 ngôi nhà gỗ, một của ông Đ.V.Tr. được dỡ bán, nhưng sau đó bị lực lượng chức năng giữ lại với lý do không có giấy tờ. Ông Tr. trình bày do lũ lụt trôi mất giấy tờ hồ sơ gỗ mua của một công ty nên xin lại giấy và bị Hạt Kiểm lâm Tuyên Hóa phạt hành chính 12 triệu đồng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, nhà ông Tr. không có hồ sơ gỗ hợp pháp mà chỉ chạy mua giấy tờ để qua mặt cơ quan chức năng.

Ngôi nhà thứ hai là của con trai thứ ông B. dựng ngay cạnh nhà bố mẹ được hơn 2 năm. Căn nhà này được đưa ra khỏi địa bàn về thị xã Ba Đồn một cách công khai dù không có giấy tờ hợp pháp, chỉ có một tờ giấy chứng nhận trên địa bàn xã Thanh Thạch có căn nhà với hiện trạng như vậy, địa phương không xác nhận nguồn gốc gỗ. Bởi theo ông B., nhà nào ở đây cũng khai thác gỗ lậu. Điều đáng ngạc nhiên là sau hơn 2 tháng bán căn nhà gỗ này, con trai thứ ông B. đã dựng lại một căn nhà gỗ khác cũng hết sức hoành tráng trên nền đất cũ. Ông B. nói dựng lên chủ yếu là ở nhưng ai mua được giá là bán ngay. Ngôi nhà này cũng không có giấy tờ nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Làm thế nào để những căn nhà gỗ về xuôi được, ông B. hướng dẫn tận tình: Ở xã thì có ông lo.

Kiểm lâm không biết?

Ông T., người mua được căn nhà của con trai ông B. khoe với chúng tôi: Nhờ có quen biết mới “thông đường” được, chứ không rất khó khăn. Đây là ngôi nhà thờ tự gia tiên cực kỳ đẹp, sau khi kỳ công sưu tầm ở huyện miền núi Tuyên Hóa. Còn ông B. đánh giá, người mua được căn nhà đó là gặp duyên; duyên mua bán, duyên “làm đường”, duyên “xin cho”. Ông lưu ý với chúng tôi, cần tránh một số cò mồi mua nhà gỗ ở vùng Tân Ấp sát với với Thanh Thạch vì cò mồi nhà gỗ làm giá rất cao, đã lên đây mua nhà gỗ việc gì cũng nên để ông quán xuyến.

Trước việc nhà gỗ không có giấy tờ hợp pháp về xuôi, ông Hồ Ngọc Danh, Hạt phó phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa nói: “Đó là việc anh nói, chứ chúng tôi không thấy. Chúng tôi thấy là bắt liền”. Tuy nhiên khi nói địa chỉ hai ngôi nhà gỗ vừa rời xã Thanh Thạch, ông Hồ Ngọc Danh mới thừa nhận, nhà của ông Tr. bị phạt hành chính 12 triệu đồng, còn kiên quyết phủ nhận có căn nhà gỗ thứ 2 rời địa bàn với quan điểm là “chúng tôi không hề nhìn thấy tận mắt”. Trong khi đó, 2 ngôi nhà này được chở bằng ô tô về thị xã Ba Đồn, trên quốc lộ 12A có chốt chặn của kiểm lâm địa bàn.

Trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, để ngăn chặn các vụ thẩm lậu gỗ thông qua việc mua bán nhà gỗ, kiểm lâm Quảng Bình còn bố trí Đội Kiểm lâm cơ động số 2. Ông Mai Văn Toàn, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2, lúc đầu cũng nói không biết nhà gỗ nào cả, nhưng sau đó lại thừa nhận có phối hợp với kiểm lâm địa bàn xử lý một nhà gỗ cho lùi lại ở địa phương và sau đó thì không biết diễn tiến.

Ông Hoàng Minh Đề, Bí thư Huyện ủy huyện Minh Hóa, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, thừa nhận có tình trạng mua bán nhà gỗ kiểu trên và sắp tới sẽ cho kiểm tra chấn chỉnh, nếu để tình trạng kiểm lâm “không nhìn thấy” thì nhà gỗ bất hợp pháp vẫn tiếp tục về xuôi.

Minh Phong/sggp

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.