Nguyễn Thị Phương Oanh với hành trình lan tỏa tri thức

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Là người mẹ nên chị Nguyễn Thị Phương Oanh-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kschool Việt Nam biết được nhu cầu học thêm của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, chị đã tìm ra phương pháp để có thể vừa là người bạn vừa là người thầy đồng hành cùng con ngay tại gia đình.
Công ty cổ phần Kschool Việt Nam (74 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là đơn vị nghiên cứu đầu tư, phát triển giáo dục, truyền thông cung cấp những bài giảng chất lượng cho học sinh, nơi kết nối các thầy cô, chuyên gia với những người có nhu cầu học tập. Ý tưởng để chị Nguyễn Thị Phương Oanh thành lập Kschool xuất phát từ nguyên lý: Cha mẹ là trường học đầu tiên, người thầy vĩ đại của con.
Ngày nay, internet đã phát triển đến vùng sâu, vùng xa nhưng ở những nơi đó vẫn thiếu giáo viên, việc di chuyển đến những nơi học tập còn khó khăn. Dự án ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục (KSCHOOL) với thông điệp “Chắp cánh tương lai” nhằm tạo thêm một kênh học tập cho các cấp học tại Việt Nam. Chính từ những suy nghĩ đó, hơn 1 năm tìm tòi và nghiên cứu, cộng tác với nhiều tổ chức giáo dục khác nhau, đến tháng 2-2020, Công ty cổ phần Kschool Việt Nam đã ra đời.
Hiện nay, Kschool đang sản xuất và phân phối các khóa học trực tuyến cho các em học sinh. Ngoài các chương trình học trực tuyến trong nhà trường, Kschool còn phối hợp với các chuyên gia giáo dục sản xuất các khóa học kỹ năng dành cho cha mẹ và con cái, các khóa học tiếng Anh.
Chị Nguyễn Thị Bích Hằng (tổ 6, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chia sẻ: Tôi có mua phần mềm học trực tuyến của Công ty Kschool cho con gái học lớp 3. Qua thời gian theo dõi thấy chương trình này giúp trẻ phát triển tư duy, kỹ năng tự lập và cũng giúp phụ huynh không phải suốt ngày bên cạnh để thúc ép việc học. Qua đó, trẻ cũng có cơ hội rèn luyện các kỹ năng, tập thói quen học với máy tính và tự giác học tập. Đây là một hình thức đào tạo trực tuyến có nhiều đổi mới hơn so với cách học truyền thống, giúp học sinh kết hợp hài hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động.     
Chị Nguyễn Thị Phương Oanh. Ảnh: Hà Đức Thành
Chị Nguyễn Thị Phương Oanh. Ảnh: Hà Đức Thành
Ngoài sản xuất và phân phối phần mềm học trực tuyến, Kschool còn có tổng đài giải đáp và hỗ trợ khách hàng 1900988951. Từ khi đi vào hoạt động, tổng đài đã nhận được nhiều cuộc điện thoại của phụ huynh trao đổi về vấn đề học tập, phương pháp dạy con…
Chị Oanh cho hay: “Có hôm đã gần 22 giờ, một khách hàng ở Hà Nội gọi tổng đài và chia sẻ. Chị ấy có con gái học lớp 8. Hiện chị bị căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái, 2 mẹ con không kết nối được. Sau khi nghe câu chuyện, tôi đã tư vấn giúp chị nhận diện và đối mặt với chính vấn đề này. Bên cạnh đó, tôi đã trao đổi với chuyên gia tâm lý tại Hà Nội trực tiếp hỗ trợ chị. Với sự đồng hành cùng Kschool, qua hơn 3 tháng, cô bé cởi mở, chia sẻ với mẹ nhiều hơn”.
Câu chuyện trên chỉ là một trong nhiều trường hợp mà chị Oanh và cộng sự trong gia đình Kschool đang cố gắng hỗ trợ. Qua câu chuyện này, họ càng nhắc nhau về trách nhiệm của bản thân cần phải làm tốt hơn nữa vai trò làm bạn đồng hành, là người thầy của con. Mặc dù chỉ mới ra đời hơn 1 năm nhưng với những phương pháp giúp cho học sinh tiếp thu bài nhanh chóng và giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Chính vì vậy mà Kschool được chứng nhận tốp 100 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ năm 2020 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) trao tặng.
Trao đổi với chúng tôi về những dự định tương lai, chị Oanh cho biết: Thời gian đến, Kschool sẽ vẫn bám sát các khóa học trực tuyến và cho ra mắt những khóa học tiếng Việt cho kiều bào ở nước ngoài, vì có rất nhiều người con xa xứ khát khao được học, gìn giữ tiếng Việt, hiểu về văn hóa, lịch sử, địa lý của Việt Nam. “Tôi yêu đất nước mình, yêu chữ viết, tiếng nói. Hy vọng Kschool sẽ mang đến hành trình lan tỏa tri thức, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt khắp muôn nơi”-chị Oanh chia sẻ thêm.
HÀ ĐỨC THÀNH

Có thể bạn quan tâm

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.