Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11 trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Báo cáo mới đây của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết khoảng 6,1% dân số Việt Nam đang sở hữu tiền số.

Báo cáo được công bố mới đây của UNCTAD cho biết việc sử dụng tiền mã hoá trên toàn cầu có xu hướng tăng mạnh trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát.

Theo báo cáo của UNCTAD, trong Top 20 quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao nhất trong năm 2021, Việt Nam xếp thứ 11 với 6,1% dân số, cao hơn Thái Lan có tỷ lệ 5,2%. Ukraine là nơi dẫn đầu trong danh sách này khi có 12,7% dân số sở hữu tiền mã hóa. Đứng kế tiếp là Nga có tỷ lệ 11,9% và Venezuela là 10,3%. Ngoài 3 quốc gia dẫn đầu nêu trên, Singapore là quốc gia thứ 4 có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao với mức 9,4%.

 

Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11. Ảnh chụp màn hình AdobeStock
Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11. Ảnh chụp màn hình AdobeStock



Cũng theo báo cáo của UNCTAD, 15/20 quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa lớn nhất thế giới thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển. Tổ chức này nhận định 2 lý do tiền mã hóa được đón nhận ở thời điểm hiện tại là khả năng hỗ trợ chuyển tiền nhanh chóng, chi phí thấp đồng thời nhiều người nhìn nhận nó như một cách để “trú ẩn” khỏi lạm phát.

Dù vậy, do là một tài sản tài chính có mức độ biến động cao, tiền mã hóa có thể mang đến nhiều rủi ro và chi phí. Vì thế, UNCTAD khuyến nghị các quốc gia có động thái hành động kịp thời về chính sách để giảm thiểu các rủi ro mang lại. Cụ thể, UNCTAD khuyến nghị các quốc gia kiểm soát tài chính toàn diện liên quan đến tiền mã hóa thông qua quản lý các sàn giao dịch tiền mã hóa, ví điện tử và các công cụ tài chính phi tập trung. Đồng thời, các quốc gia cũng nên cấm định chế tài chính nắm giữ tiền mã hóa (bao gồm stablecoin) hoặc cung cấp các sản phẩm liên quan đến khách hàng...


 

 Các quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao. Ảnh: UNCTAD
Các quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao. Ảnh: UNCTAD


Trước đó, vào cuối năm 2021, dữ liệu từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple A cho hay có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ thuật số, tương đương 6% dân số. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A. Hay một khảo sát khác do Statista thực hiện năm 2020 trên 55 quốc gia với lượng người tham gia dao động từ 2.000 - 12.000 người mỗi nước cho thấy Việt Nam có tỷ lệ người từng sở hữu hoặc sử dụng tiền mã hóa đạt 21,1%, chỉ sau Nigeria (31,9%)...

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục khẳng định các loại tiền mã hóa, tiền số tại Việt Nam vẫn chưa được công nhận. Vì vậy việc trao đổi, thanh toán là vi phạm quy định.

Theo An Yến (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên trong 9 tháng năm 2024, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thu ngân sách theo phân cấp ước tính 117 tỷ đồng, đạt hơn 142% dự toán tỉnh giao, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành các quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chư Pưh tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng

Chư Pưh tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng

(GLO)- Bên cạnh gặp khó trong bồi thường, giải phóng mặt bằng thì hầu hết các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất của tỉnh và huyện chưa được bố trí khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn Chư Pưh đạt thấp.