Người trồng hoa An Khê lao đao vì dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cận Tết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ hoa ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) gặp nhiều khó khăn. Hàng chục ngàn chậu cúc bị dồn ứ khiến nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ thất thu. 
Nhà vườn lao đao
Vụ hoa Tết năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thìn (thôn An Thượng 3, xã Song An) đầu tư gần 100 triệu đồng trồng 700 chậu cúc. Cuối tháng 12-2020, số hoa này đã 4 được thương lái ở huyện Krông Pa, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku đặt mua hết.
“Do dịch Covid-19 bùng phát, các thương lái hủy giao dịch, tôi đã trả tiền đặt cọc cho người ta. Hiện nay, tôi nhờ bạn bè, người thân ở huyện Đak Pơ, Kbang bán giúp được 240 chậu. Hy vọng từ nay đến ngày 30 Tết, gia đình tôi bán được hết hoa, thu hồi được đồng nào hay đồng đó”-ông Thìn buồn bã nói.
Tương tự, hơn một tuần nay, anh Phan Thanh Hải (tổ 3, phường Ngô Mây) chạy đôn chạy đáo thuê xe chở hoa về khu vực chợ hoa Tết An Khê bày bán. Anh Hải kể: Gia đình anh trồng 1.000 chậu cúc. Theo thỏa thuận, ngày 20 tháng Chạp, gia đình anh sẽ giao 700 chậu cúc cho một số thương lái ở thị xã Auyn Pa, TP. Pleiku và tỉnh Bình Định.
“Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, các thương lái sợ mua hoa về không bán được nên đã hủy giao dịch, bỏ luôn cả tiền đặt cọc. Giờ tôi không biết làm sao bán hết số hoa này”-anh Hải rầu rĩ.
Ngày Tết đến cận kề nhưng hàng ngàn chậu cúc của hội viên Nông hội hoa, cây cảnh An Khê vẫn còn nằm ở khu đất-nơi tập trung trồng hoa. Ảnh Ngọc Minh
Ngày Tết đến cận kề nhưng hàng ngàn chậu cúc của hội viên Nông hội hoa, cây cảnh An Khê vẫn còn "đắp chiếu". Ảnh: Ngọc Minh
Tết đã cận kề nhưng hàng ngàn chậu cúc, cây lá màu của hội viên Nông hội hoa, cây cảnh An Khê vẫn còn "đắp chiếu". Ông Đỗ Văn Hùng-Chủ nhiệm Nông hội-cho hay: Nông hội có 20/100 hội viên trồng hơn 12.000 chậu cúc và cây hoa, lá màu bán Tết. Đến nay, một số hội viên đã bán được khoảng 5.000 chậu cúc với giá 150-450 ngàn đồng/chậu. Với giá bán này, người trồng thất thu bình quân 100 ngàn đồng/chậu so với năm trước.
“Hy vọng dịch Covid-19 sớm được đẩy lùi để những người trồng hoa bán được sản phẩm, hạn chế thiệt hại”-ông Hùng nói.
Giải cứu hoa Tết
Nhằm cung ứng cho thị trường hoa Tết Nguyên đán 2021, toàn thị xã An Khê có 123 hộ dân trồng hơn 50.200 chậu cúc pha lê, đại đóa. Trong đó, phường Ngô Mây có nhiều nhất với 62 nhà vườn trồng trên 23.500 chậu cúc.
Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thương-Phó Chủ tịch UBND phường, nhiều năm nay, nghề trồng cúc chậu bán Tết đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân. Hàng năm, qua ngày Rằm tháng Chạp, thương lái trong và ngoài tỉnh đến giao dịch, đặt tiền cọc mua hoa rất đông. Số lượng hoa bán sỉ cho các thương lái chiếm 70-80%.
Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát buộc nhiều thương lái ở các huyện, thị xã khu vực phía Đông Nam tỉnh phải hủy giao dịch với nhà vườn, chấp nhận mất tiền đặt cọc. Các thương lái ở Bình Định, Kon Tum thì giảm số lượng đặt mua. Do đó, đầu ra sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài chở đi bán ở các huyện lân cận, nhiều nhà nhà vườn tại thị xã An Khê đã vận chuyển hoa về chợ hoa Tết của thị xã bày bán. Ảnh Ngọc Minh
Ngoài chở đi bán ở các huyện lân cận, nhiều nhà vườn tại thị xã An Khê đã vận chuyển hoa về chợ hoa Tết của thị xã bày bán. Ảnh: Ngọc Minh
“Trước tình hình đó, phường đã động viên nhà vườn bình tĩnh, tiếp tục chăm sóc vườn hoa; chở hoa bày bán ở chợ hoa Tết An Khê. Phường cũng đã liên hệ với UBND phường An Phú tạo điều kiện cho người dân bày bán hoa dọc hai bên đường Quang Trung, đoạn từ ngã tư Trung tâm Y tế thị xã ngược về phía Nhà thờ Giáo xứ An Khê. Ngoài ra, phường tuyên truyền bà con chở hoa đi bán ở các xã, các huyện lân cận. Phường cũng đề nghị thị xã, các cơ quan, đơn vị có phương án thu mua hoa, trưng bày tại trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các điểm vui chơi giải trí, các khu di tích lịch sử”-bà Thương cho biết.
Ông Phan Vĩnh Tấn-Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê-thông tin: “Qua rà soát, đến nay, toàn thị xã còn khoảng 40.000 chậu cúc các loại. Phòng đã phối hợp với các xã, phường tuyên truyền các nhà vườn chủ động đa dạng loại hình bán hàng như nhờ người thân, bạn bè bán, mua giúp; chở hoa đi bán ở những huyện chưa có dịch Covid-19, vùng nông thôn, các chợ vùng ven. Như vậy sẽ hạn chế lượng hoa dồn về khu vực chợ hoa Tết, tránh tình trạng tập trung đông người để phòng-chống dịch, đồng thời giúp việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, thị xã cũng có phương án mua hoa để trưng bày tại Khu di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.