Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Dưa mất mùa, rớt giá

Tháo dỡ căn lều dựng tạm ở xã Ia Tul (huyện Ia Pa) để về với gia đình ở thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) mà lòng anh Nguyễn Quang Lý buồn rười rượi. Hơn nửa năm nay, anh lên Gia Lai thuê đất trồng 2 vụ dưa hấu nhưng đều thất bát. Giữa năm 2024, anh trồng 5 ha dưa hấu tại xã Ia Lâu (huyện Chư Prông) thì bị lỗ tới 500 triệu đồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, anh tiếp tục đầu tư trồng 3,5 ha dưa hấu tại cánh đồng Ia Tul thì vẫn tiếp tục thua lỗ.

“Vụ này hòa vốn là may lắm rồi, coi như hơn 3 tháng làm không công. Chỉ buồn vì về quê mà không có đồng nào mua quà cho các con. Rồi tiền đâu mà đầu tư vụ dưa tiếp theo”-anh Lý buồn rầu nói.

2vc.jpg
3,5 ha dưa hấu của gia đình anh Nguyễn Quang Lý trên cánh đồng xã Ia Tul may mắn bán hòa vốn. Ảnh: Vũ Chi

Nói về nguyên nhân dẫn đến vụ dưa thất bát, anh Lý cho hay: Gần 10 năm gắn bó với nghề trồng dưa hấu nhưng chưa năm nào thời tiết bất lợi như năm nay. Rét kéo dài bất thường khiến ruộng dưa chậm phát triển, quả nhỏ nên năng suất giảm còn khoảng 20-25 tấn/ha. Những tưởng mất mùa thì sẽ được giá, không ngờ, giá dưa hấu cũng liên tục giảm.

Trước Tết, giá dưa hấu ở mức 8 ngàn đồng/kg nhưng hiện chỉ còn 4 ngàn đồng/kg. Ruộng dưa của anh đã được thương lái đặt cọc 200 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, khi thu hoạch, thương lái bớt chỉ còn 160 triệu đồng/ha. Dưa hấu đủ ngày thì phải xuất bán. Vì vậy, dù chỉ đủ tiền trả phí thuê đất và vốn đầu tư nhưng anh cũng đành chấp nhận.

Trên cánh đồng xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa), không khí thu hoạch dưa hấu cũng ảm đạm không kém. Ông Trần Văn Khanh hùn vốn với 3 người bạn ở huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) thuê đất trồng 25 ha dưa hấu. Hiện dưa đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn nằm nguyên trên mặt ruộng.

Ông Khanh chia sẻ: Đều mưu sinh nơi đất khách quê người nên mấy anh em rủ nhau thuê chung đất cho liền bờ, liền thửa, dễ canh tác. Trước Tết, thương lái thu mua với giá 100 triệu đồng/ha. Xác định lỗ mất 60 triệu đồng/ha nhưng vì biết dưa quả nhỏ, không đạt sản lượng nên mọi người đành chấp nhận.

Theo hợp đồng, ngày 1-2 (tức mùng 4 Tết), thương lái cho người tới cắt dưa. Tuy nhiên, do giá dưa đang giảm nên họ đòi bớt xuống còn 80 triệu đồng/ha.

“Dưa còn trên ruộng ngày nào là ngày ấy mình còn phải bỏ công trông coi, chăm sóc, lỗ càng thêm lỗ nhưng cũng đành chịu để thương lái ép giá. Vụ dưa này thất bại quá nặng nề”-ông Khanh rầu rĩ cho hay.

Ngồi trong căn lều dựng tạm cùng gia đình ông Khanh lai rai ly rượu nhạt, anh Đặng Bá Quát (thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) cũng buồn rầu không kém. Đây là năm thứ 3 anh trồng dưa và là năm thiệt hại nặng nề nhất. Vụ dưa Tết năm ngoái, anh trồng 2 ha, năng suất đạt gần 40 tấn/ha. Với giá dưa 6 ngàn đồng/kg, anh lãi hơn 50 triệu đồng/ha. Trước Tết, anh vay thêm vốn đầu tư trồng 6 ha dưa trên cánh đồng Ia Sao. Không ngờ dưa vừa mất mùa, vừa rớt giá.

Anh Quát nhẩm tính: “6 ha dưa vụ này, tôi chỉ bán được 300 triệu đồng. Nếu tính cả tiền thuê đất thì bình quân mỗi héc ta đầu tư hết 160 triệu đồng. Như vậy, gia đình lỗ hơn 600 triệu đồng. Dưa bán hết rồi mà không sao chợp mắt được vì nỗi lo nợ nần”.

nguoi-trong-dua-hau-thiet-hai-kepdd.jpg
Vụ dưa này, gia đình anh Đặng Bá Quát (thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa), lỗ hơn 600 triệu đồng. Ảnh: V.C

Nông dân lỗ nặng

Vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Đông Nam tỉnh có khoảng 1.500 ha dưa hấu. Hiện dưa đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ghi nhận của P.V, thương lái thu mua cầm chừng. Dưa mất mùa, rớt giá nên dù đặt cọc từ trước và đã đến thời điểm thu hoạch nhưng thương lái vẫn tìm cách trì hoãn khiến bà con nông dân đứng ngồi không yên.

Nguyên nhân được thương lái đưa ra là do sức mua sau Tết giảm, quả dưa nhỏ, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nên chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong nước. Mặc dù thua lỗ nhưng nhiều chủ dưa đều cho biết sẽ tiếp tục về Bình Định trồng vụ dưa mới. Bà con hy vọng thị trường xuất khẩu khởi sắc để có thêm thu nhập, trả bớt nợ nần.

Theo ông Trần Minh Phương-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa: Toàn huyện có 380 ha dưa hấu, chủ yếu do người dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên lên thuê đất trồng. Đến nay, bà con đã thu hoạch được khoảng 50% diện tích.

Dưa hấu ưa khí hậu nắng nóng. Tuy nhiên, thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, trời lạnh kéo dài từ trước Tết dương lịch đến nay nên cây dưa kém phát triển, nhiều sâu bệnh. Năng suất bình quân đạt 15-20 tấn/ha, chỉ bằng 1/2 năm ngoái. Trong khi đó, giá dưa hấu sau Tết giảm chỉ còn 2-4 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng dưa hòa vốn là may mắn, số còn lại bị thua lỗ nặng.

Còn ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa thì thông tin: Do xuống giống muộn hơn các địa phương khác nên khoảng 10 ngày nữa, gần 1.000 ha dưa hấu trên địa bàn huyện mới bắt đầu thu hoạch. Diện tích dưa chủ yếu tập trung tại các xã Đất Bằng, Chư Ngọc, Phú Cần, Chư Drăng… Dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá nên bà con đang rất lo lắng. Hy vọng thời gian tới, giá dưa sẽ nhích dần lên đảm bảo bà con có lãi để tái sản xuất vụ sau.

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.