Người tiên phong đưa giống tiêu xanh Srilanka về Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau nhiều năm gắn bó cùng cây hồ tiêu, ông Nguyễn Đức Thắng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai (thôn Mỹ Phú, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã tạo ra vườn hồ tiêu xanh Srilanka cho thu hoạch quanh năm. Đây là cơ hội giúp nông dân có thể phát triển loại hồ tiêu xanh này theo hướng bền vững.

Năm 2015, ông Thắng cùng vợ được một người bạn đưa đi tham quan vườn hồ tiêu hơn 50 ngàn trụ trồng giống Srilanka ở Campuchia. Tại đây, ông được hướng dẫn phương pháp chọn quả để sản xuất tiêu xanh bán trực tiếp cho khách hàng, thay vì thu hoạch rồi phơi khô như cách làm truyền thống.

Ông Thắng chia sẻ: “Tôi thấy giống tiêu Srilanka cho thu hoạch quanh năm. Người ta thu những chùm tiêu xanh để ngâm dấm, sốt thịt và trữ trong tủ đông dùng nhiều tháng. Nắm bắt nhu cầu này, tôi mua 600 dây giống (giá 150 ngàn đồng/dây) từ Campuchia về trồng thử nghiệm. Sau 3 năm, vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt. Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu thị trường tiêu thụ và nhân giống. Năm 2020, tôi bắt đầu xây dựng được mối liên kết với các đại lý tại TP. Hồ Chí Minh và một số khách hàng trong và ngoài nước”.

Ông Nguyễn Đức Thắng bên vườn tiêu giống Srilanka. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Nguyễn Đức Thắng bên vườn tiêu giống Srilanka. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ngoài 6,7 ha hồ tiêu Srilanka cho thu hoạch quanh năm, ông Thắng còn liên kết với một số hộ dân ở thị trấn Chư Sê, xã Al Bá (huyện Chư Sê) và xã Ia Boòng, Ia Pia (huyện Chư Prông) canh tác khoảng 21 ha hồ tiêu. Toàn bộ diện tích này được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Hùng (thôn 2, xã Ia Pia) cho hay: “Tôi liên kết với Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai trồng 6.000 trụ hồ tiêu Srilanka. Mỗi năm, tôi thu được khoảng 17 tấn hồ tiêu xanh, chưa kể tiêu khô cũng cung cấp cho Công ty. Nhờ đó, 3 năm trở lại đây, thu nhập của gia đình ổn định”.

Để cây hồ tiêu ra quả quanh năm, ông Thắng sử dụng phương pháp bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Mỗi ngày, ông Thắng thu hái xoay vòng từ vườn hồ tiêu của gia đình đến vườn các hộ liên kết. Giá thu mua ổn định ở mức 30 ngàn đồng/kg tươi. Riêng từ tháng 5 trở đi, giá hồ tiêu xanh sẽ được Công ty mua với giá 45-50 ngàn đồng/kg. Sản phẩm tiêu xanh được ông Thắng cung cấp cho đại lý tại TP. Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày 300-400 kg và được hút chân không đưa vào hệ thống siêu thị. Ngoài ra, ông Thắng còn cung cấp qua hệ thống Shopee, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mỗi tháng hơn 15 triệu đồng.

Người dân Chư Prông thu hoạch tiêu xanh cung cấp cho Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp

Người dân Chư Prông thu hoạch tiêu xanh cung cấp cho Công ty TNHH một thành viên An Thắng Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo ông Thắng, nếu chịu khó đầu tư, chăm sóc hồ tiêu theo phương pháp này thì thu nhập của người nông dân sẽ ổn định hơn. “Riêng vườn hồ tiêu của gia đình tôi, ngoài bán tiêu xanh, vụ thu hoạch này vẫn còn được gần 10 tấn tiêu khô. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư mở rộng diện tích giống tiêu Srilanka theo hướng hữu cơ; đồng thời xây dựng mô hình điểm tại xã Ia Blang với khoảng 1.000 trụ”-ông Thắng cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: Những năm gần đây, một số hộ nông dân trên địa bàn huyện đã áp dụng mô hình trồng và hái quả hồ tiêu xanh để cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị đang tiếp tục theo dõi, tuyên truyền, vận động người dân chọn giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ để vườn cây phát triển bền vững. Đồng thời, liên kết với doanh nghiệp sản xuất gắn thu mua hồ tiêu xanh đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.