Người mẹ Ấn Độ hiến tử cung cho con gái

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 18-5, các bác sĩ tại Ấn Độ đã hoàn thành ca phẫu thuật ghép tử cung của người mẹ 43 tuổi cho con gái 21 tuổi.
 

Êkíp bác sĩ Ấn Độ thực hiện thành công ca ghép tử cung - Ảnh: CNN
Êkíp bác sĩ Ấn Độ thực hiện thành công ca ghép tử cung - Ảnh: CNN


Ca phẫu thuật được tiến hành tại thành phố Pune, ở miền tây nam Ấn Độ. Các bác sĩ cho biết cả hai mẹ con đều khỏe sau ca phẫu thuật kéo dài đến hơn 9 giờ 30 phút. Đây là ca phẫu thuật khó bởi có rất nhiều động mạch chủ nối vào tử cung và là lần đầu tiên được thực hiện ở Ấn Độ.

Mục đích cuối cùng của việc ghép tử cung là để người con gái có thể sinh con. Quy trình của việc ghép tử cung bắt đầu bằng việc lấy trứng của người con gái, thụ tinh nhân tạo rồi trữ đông. Sau đó, ghép tử cung của người mẹ sang con gái.

Bây giờ, các bác sĩ sẽ chờ một năm để cơ thể người con gái tiếp nhận tử cung vừa ghép rồi mới cấy bào thai vào.

Theo bác sĩ Mats Brännström, giáo sư phụ khoa tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển cho biết khả năng sinh con sau khi ghép tử cung là khá thấp. Cho tới nay chỉ mới có 6 trẻ được sinh ra sau khi mẹ ghép tử cung. Tất cả các trường hợp này đều do các êkíp bác sĩ Thụy Điển thực hiện.

Thông thường, sau khi sinh con, bác sĩ lại phẫu thuật lấy tử cung ra khỏi người vừa được ghép để bệnh nhân không phải sử dụng thuốc giúp cơ thể không loại thải bộ phận cấy ghép.

Cho tới thời điểm này, ghép tử cung vẫn là các ca phẫu thuật khó và hiếm. Trong tương lai, các nhà khoa học tin rằng việc ghép tử cung sẽ được áp dụng cho những người chuyển giới để sinh con.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, béo phì và căng thẳng. Để tránh rắc rối trong “chuyện ấy“, nam giới cần duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh chế độ ăn uống khoa học.
4 triệu chứng hậu Covid thường xảy ra ở phụ nữ nhất

4 triệu chứng hậu Covid thường xảy ra ở phụ nữ nhất

Số người bị di chứng hậu Covid đang tiếp tục tăng. Khi số trường hợp này tăng lên, các nhà khoa học lại cố gắng tìm hiểu về thời gian Covid ảnh hưởng đến cơ thể. Và cả việc nó ảnh hưởng đến nam và nữ khác nhau như thế nào, theo nhật báo Anh Express.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse điều trị vô sinh

Bệnh viện (BV) Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy, theo dõi phôi tự động Timelapse trong điều trị vô sinh, giúp tăng cơ hội chuyển phôi thành công và sinh con khỏe mạnh. Chuyên viên phôi học thao tác trên hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động Timelapse
Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt tốt cho sức khỏe nam giới

Cà rốt có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của phái mạnh. Đó là nhờ cà rốt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như carotenoid, chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa.