Người đẹp Phạm Thị Thanh Hải đăng quang "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vòng chung kết cuộc thi "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" vừa diễn ra vào tối 22-12 tại khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Người đẹp Phạm Thị Thanh Hải (đến từ tỉnh Phú Thọ) đã giành vương miện cuộc thi.

Người đẹp Phạm Thị Thanh Hải là nữ doanh nhân Đất Tổ hiện đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty TNHH Mỹ phẩm Lucos Global Branded.

Cuộc thi “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024” do Hãng Truyền hình Trực tuyến Việt Nam tổ chức. Đêm chung kết có sự góp mặt của 21 thí sinh đến từ các tỉnh thành trên cả nước; riêng chủ nhà Gia Lai có 1 thí sinh dự thi. Các người đẹp lần lượt trải qua 3 phần thi: trang phục công sở, áo dài và dạ hội. Phần trình diễn đầy tự tin, duyên dáng cùng những bước đi catwalk uyển chuyển của thí sinh đã mang đến cho Ban Giám khảo và khán giả phố núi nhiều cung bậc cảm xúc.

hh-da-hoi.jpg
Các thí sinh tỏa sáng trong trang phục dạ hội. Ảnh: Đ.T

Bà Đặng Gia Bena-Chủ tịch Hoa hậu Doanh nhân châu Á 2024, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi-cho biết: Sứ mệnh của cuộc thi là tìm kiếm nữ doanh nhân vượt trội trên thương trường khi hội tụ đủ các yếu tố “tâm-tài-trí-đức”, có khả năng đại diện cho các giá trị văn hóa bản địa, truyền thống dân tộc và phát triển thương hiệu cá nhân. Từ đó giúp họ khẳng định được nhãn hiệu để lan tỏa sức ảnh hưởng của mình đến cho cộng đồng nữ doanh nhân nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung”.

Trên sân khấu mô phỏng hình ảnh nhà rông Tây Nguyên, các nữ doanh nhân trình diễn trang phục công sở trong bộ sưu tập “Hương rừng” của nhà thiết kế Thân Hoàng Bích Thuỷ khoe vẻ đẹp nữ quyền mạnh mẽ mà vẫn không kém phần mềm mại.

Ở phần thi trang phục áo dài, thí sinh cùng nhau khoe vẻ đẹp kiều diễm, thướt tha trong bộ sưu tập “Duyên dáng Việt Nam” của nhà thiết kế Tony Phạm. Các thí sinh cũng có dịp tỏa sáng trong phần thi trang phục dạ hội thuộc bộ sưu tập “Dáng ngọc” của nhà thiết kế Tommy Nguyễn.

hh-5-ung-xu.jpg
10 thí sinh xuất sắc bước vào vòng ứng xử. Ảnh: Đ.T

Trong đêm chung kết, khán giả được mãn nhãn với phần trình diễn của các thí sinh. Chị Chị Lê Thị Phượng (thôn 3, xã Diên Phú, TP. Pleiku)-khán giả theo dõi đêm chung kết từ những giây phút đầu cho biết: “Tôi thường xuyên theo dõi các cuộc thi sắc đẹp nhưng đây là lần đầu tiên được trực tiếp xem cuộc thi hoa hậu tổ chức trên chính mảnh đất Pleiku nơi mình sinh sống. Tôi nhận thấy bầu không khí thật tuyệt vời, cảm giác xem các phần thi cũng gay cấn hơn rất nhiều so với xem qua màn ảnh nhỏ”.

Tương tự, chị Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (xã Trà Đa, TP. Pleiku) cũng cảm thấy hiệu ứng của cuộc thi sôi động và đã lan tỏa được nhiều giá trị đẹp của các nữ doanh nhân. “Cuộc thi đã phần nào truyền cảm hứng đến nhiều nữ doanh nhân khác trên cả nước.

Sau phần trao các giải phụ, Ban Tổ chức đã lần lượt công bố các thí sinh lọt vào top 10 chung cuộc. Theo đó, các thí sinh bước vào phần thi ứng xử với câu hỏi chung: “Là một doanh nhân, nếu trở thành “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024”. Bạn sẽ làm gì để quảng bá và nâng tầm giá trị thương hiệu Việt đến với bạn bè quốc tế”.

Với chất giọng truyền cảm cùng phần trả lời lưu loát, thuyết phục, thí sinh Phạm Thị Thanh Hải đã đăng quang “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024”. Ngoài vương miện danh giá, người đẹp còn nhận được giải thưởng 300 triệu đồng.

hh-1.jpg
Thí sinh Phạm Thị Thanh Hải (ngồi giữa) đăng quang “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024”. Ảnh: Đ.T

“Với tôi, kim chỉ nam của một doanh nghiệp hay thương hiệu đó chính là uy tín và chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, khi chúng ta muốn mang sản phẩm quảng bá ra thị trường toàn cầu thì sản phẩm đó phải thật sự có chất lượng vượt trội và uy tín tầm vóc quốc tế. Chúng ta một khi đã làm ra được sản phẩm với “tâm” và “tầm” của mình thì bước tiếp theo là phải cùng nắm tay, cùng đồng lòng và đoàn kết tạo ra một cộng đồng, một hiệp hội do các nữ doanh nhân lãnh đạo, trong đó có Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam để xây dựng chiến lược chinh phục năm châu”-Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 Phạm Thị Thanh Hải chia sẻ.

hh-6-da-hoi.jpg
Thí sinh Phạm Thị Thanh Hải trong phần trình diễn váy dạ hội. Ảnh: Đ.T

Chiến thắng của Phạm Thị Thanh Hải không quá bất ngờ bởi cô luôn cho thấy sự nổi bật qua từng vòng thi. Ngoài ngôi vị cao quý nhất, cô còn giành được giải phụ “Người đẹp tài năng”.

Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, người đẹp vùng đất Phú Thọ đã mang đến một làn gió mới, đầy sự tự tin và bản lĩnh. Chiến thắng của Thanh Hải không chỉ là niềm tự hào của quê hương mà còn là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc đẹp và trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

hh-m3.jpg
Cuộc thi Hoa hậu Thương hiệu mùa thứ 3 thành công rực rỡ sau hai mùa giải trước đó tại thành phố Đà Nẵng (2022) và thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu (2023). Ảnh: Đ.T

Cùng với đó, Ban tổ chức cũng trao danh hiệu Á hậu 1 cho thí sinh Nguyễn Tú Anh (tỉnh Hải Dương); Á hậu 2 cho thí sinh Tô Thị Diệu (tỉnh Thái Bình) và thí sinh Ngô Thị Cẩm Tiên (tỉnh Bạc Liêu); Á hậu 3 được trao cho các thí sinh Quách Thị Hải Yến (tỉnh Hải Dương), Bùi Thị Hiền (tỉnh Thái Bình) và Cao Thị Điệp (tỉnh Thanh Hóa).

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao các giải phụ như: Người đẹp nhân ái, Người đẹp áo dài, Người đẹp có khuôn mặt khả ái, Người đẹp thương hiệu, Người đẹp có làn da đẹp nhất, Người đẹp được yêu thích nhất… cho các thí sinh đạt thành tích tốt.

hh-csi.jpg
Đêm chung kết cuộc thi “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024” diễn ra tại TP. Pleiku có sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng. Ảnh: Đ.T

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
null