Người dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo chuyển biến rõ rệt trong xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở. Để đạt được kết quả này có sự đồng lòng, chung tay của người dân.

Khi người dân đồng thuận

Những năm qua, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh luôn xác định xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng khu dân cư là yếu tố quan trọng gắn liền với xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh. Trong đó, TP. Pleiku là một trong những địa phương điển hình trong thực hiện nếp sống văn hóa ở cơ sở.

Xã Biển Hồ (TP. Pleiku) luôn duy trì và phát huy giá trị văn hóa ở cơ sở. Ảnh: Thanh Hà

Xã Biển Hồ (TP. Pleiku) luôn duy trì và phát huy giá trị văn hóa ở cơ sở. Ảnh: Thanh Hà

Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho hay: Chúng tôi xác định việc xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng khu dân cư là rất quan trọng. Vì vậy, thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sức dân trong xây dựng đường làng, ngõ xóm, tổ dân phố khang trang; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; bài trừ các tập tục lạc hậu… Nhiều khu dân cư trên địa bàn còn nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu về phòng-chống tội phạm, xây dựng thiết chế văn hóa, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường…

Năm 2014, xã Biển Hồ (TP. Pleiku) được công nhận đạt chuẩn NTM. Cuộc sống người dân trong xã ngày càng khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người đạt 56,7 triệu đồng/năm. Xã còn được thành phố đánh giá là một trong những địa phương phát triển bền vững.

Bà Vũ Thị Vân Anh-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã-cho biết: Toàn xã hiện có 2.137 hộ với 8.876 khẩu sinh sống tại 7 thôn, làng. Xã không chỉ huy động các nguồn lực để xây dựng NTM mà còn đẩy mạnh các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Bên cạnh đó, xã thường xuyên tham gia Ngày hội văn hóa-du lịch thành phố và Ngày hội văn hóa-thể thao thanh niên các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, người dân còn tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng các tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp. Hiện xã có hơn 95% hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

“Kết quả này có được là nhờ cấp ủy, chính quyền sâu sát, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của người dân và giúp bà con hiểu hơn lợi ích và ý nghĩa của các hoạt động, phong trào thi đua; từ đó, phát huy vai trò chủ thể của mình trong việc chung sức xây dựng. Riêng hội viên phụ nữ thì luôn phát huy vai trò “giữ lửa” tổ ấm, tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, triển khai các hiệu quả mô hình “Con đường hoa”, “Hàng rào xanh”, tham gia phát triển kinh tế gia đình”-bà Vũ Thị Vân Anh chia sẻ.

Tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Liên tục trong 10 năm qua, tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) luôn giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”. Ông Lê Văn Cư-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 15-cho hay: “Những năm qua, người dân trong tổ luôn đoàn kết, nỗ lực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cũng như chung sức xây dựng tổ dân phố giàu đẹp.

Người dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh nhà ở, đóng góp tiền, ngày công tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, bà con luôn đồng lòng trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc cũng như xóa bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan”.

Theo ông Nguyễn Thanh Điệp-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê: Thời gian qua, nhiều khu dân cư trở thành điểm sáng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng hương ước, quy ước, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang…

“Nhiều thôn, làng, tổ dân phố có cơ sở vật chất nhà văn hóa khang trang, rộng rãi nên khi gia đình có việc hiếu hỉ thì đề xuất mượn nhà văn hóa để tổ chức vừa thuận tiện, trang trọng, không gây cản trở giao thông, tiết kiệm chi phí”-ông Điệp cho biết.

Phụ nữ thành phố Pleiku luôn thực hiện hiệu quả xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở. Ảnh: Đinh Yến

Phụ nữ thành phố Pleiku luôn thực hiện hiệu quả xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở. Ảnh: Đinh Yến

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hạnh: Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có hơn 308.000/376.178 hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” (đạt tỷ lệ 81,89%); 1.421/1.576 thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa (đạt 90,16%); 17/38 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh (đạt 44,73%)… Nhờ đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực, tạo sự chuyển biến trong đời sống của người dân.

Để phát huy những kết quả này, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các địa phương trong tỉnh thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước.

“Thời gian tới, Sở sẽ tăng cường đầu tư có trọng điểm cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa-thể thao. Ban chỉ đạo phong trào các cấp tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng bình xét các danh hiệu văn hóa; đồng thời, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng”-ông Hạnh nhấn mạnh.

Việc người dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở không chỉ tạo sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.