Người Bahnar ăn trầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chắc hẳn là thời trước không có gia đình Việt nào lại không ăn trầu. Trầu trồng không đáp ứng đủ, vì thế phải dùng đến cả trầu rừng. Khai thác và buôn bán trầu rừng đã trở thành một nghề khá thịnh. Cũng bởi thế nên ở Bình Định xưa mới có bến Trường Trầu. Và theo sử sách ghi lại thì Nguyễn Nhạc trước khi trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn cũng đã đi buôn trầu nên dân gian vẫn gọi là “anh Hai Trầu”.



Tất nhiên, buôn trầu với Nguyễn Nhạc chỉ là cái cớ để đi sâu vào vùng thượng đạo xem xét địa thế, liên kết với các tù trưởng Bahnar tính chuyện bày binh bố trận sau này. Qua những câu chuyện lưu truyền đến nay có thể thấy rằng, niềm tin của đồng bào dân tộc Bahnar đối với ông là rất lớn. Họ không chỉ đi lính cho ông, giúp ông tài lực để chuẩn bị khởi nghĩa mà còn ảnh hưởng từ ông các phong tục tập quán của người Việt. Một trong những ảnh hưởng rõ nét nhất còn lưu dấu đến ngày nay đó là tục ăn trầu.

 Bà Đinh HLách. Ảnh: N.T
Bà Đinh H'Lách. Ảnh: N.T



Cách đây gần chục năm, khi tôi đến làng Tờ Mật (xã Đông, huyện Kbang), những người già ở đây khẳng định với tôi rằng, tục lệ này chỉ bắt đầu có từ thời bok Nhạc (Nguyễn Nhạc). Theo lời ông bà truyền lại thì ngày xưa Kbang rất nhiều trầu rừng. Nghe bok Nhạc bảo đi lấy về đổi muối, đổi dao thì đồng bào rất mừng. Công việc kéo dài đến cả gần chục mùa rẫy. Từ sự trao đổi hàng hóa tiến đến sự thân tình, họ học theo ông nhuộm răng đen rồi ăn trầu…

Tôi vẫn nhớ câu chuyện bà Đinh H'Lách (làng Tờ Mật) kể năm ấy. Bà kể rằng thời bà còn con gái, gần như làng Bahnar nào cũng có tục nhuộm răng đen và ăn trầu. Bởi vậy trước nhà người Bahnar bao giờ cũng có hàng cau, giàn trầu. Cũng như người Kinh, đám cưới, đám ma, bỏ mả hay những việc hiếu hỉ đều phải có miếng trầu. Nhưng rồi theo thời gian, “miếng trầu là đầu câu chuyện” cứ phai nhạt dần. Bây giờ thì gần như chỉ còn mỗi làng Tờ Mật. Mà cũng chỉ lác đác vài phụ nữ lớn tuổi như bà, cánh đàn ông đã bỏ từ lâu. Làng cũng không còn một cây cau nào, muốn ăn phải ra chợ mua của người Kinh.

Theo bà H'Lách thì xưa cũng như nay, miếng trầu của người Bahnar chỉ khác người Kinh ở món vôi. Vì không có đá vôi nên người ta phải lấy vỏ ốc, đốt bằng gốc le già cho cháy thành than thay vôi. Để nước trầu thêm đỏ và ngọt, họ dùng vỏ rễ cây chay ăn kèm.  

Miếng trầu, quả cau từ buổi bình minh lịch sử đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Hơn thế có thể nói rằng cùng với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, miếng trầu đã trở thành hồn cốt của văn hóa Việt. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong cuộc sống hiện đại, dù chẳng còn mấy ai ăn trầu thì đám cưới nên duyên đôi lứa vẫn không thể thiếu miếng trầu.

Tập quán ăn trầu của đồng bào Bahnar vì thế không đơn thuần là sự bắt chước như có người đã nghĩ. Ngược lại đó là sự lĩnh hội một giá trị văn hóa, một giá trị của cái đẹp để làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa của mình.

Giữa cái nắng ban trưa hoang hoải, nhìn bà H'Lách vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa nhẩn nha kể chuyện, lòng tôi khi ấy chợt ấm lại. Đã xa đâu cái đẹp của một thời “Nét cười đen nhánh sau tay áo/Trong ánh trưa hè trước giậu thưa…”.  

NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.