Các nhà nghiên cứu Mỹ đang nghiên cứu những thách thức và đưa ra phương pháp tiếp cận để phát triển các loại vaccine bảo vệ niêm mạc trước sự xâm nhập của virus gây bệnh về đường hô hấp.
Hình ảnh 3D của 3 loại virus gây bệnh đường hô hấp
Theo Viện Y tế Mỹ (NIH), thực tế cho thấy bệnh cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus SARS-CoV-2 và các chủng virus corona gây cúm thông thường có những đặc tính chung dễ gây tái nhiễm như thời gian ủ bệnh rất ngắn, dễ lây truyền và tải lượng virus nhanh chóng nhân lên trong niêm mạc mũi thay vì trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu của NIH cho rằng một thế hệ tiếp theo của vaccine cải tiến ngăn chặn virus xâm nhập niêm mạc đòi hỏi phải hiểu rõ hơn một số lĩnh vực. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho rằng cần tìm hiểu thêm về sự tương tác giữa virus cúm, virus corona và RSV cùng phản ứng miễn dịch ở hệ hô hấp trên.
Theo thời gian, những tương tác này đã phát triển và dẫn đến dung nạp miễn dịch, theo đó cơ thể chấp nhận lây nhiễm virus tạm thời ở mức hạn chế để tránh hậu quả toàn bộ hệ miễn dịch bị tấn công.
NIH cho rằng tiêm chủng niêm mạc có thể là một phương thức tối ưu phòng ngừa các loại virus nói trên. Tuy nhiên, để phát triển các loại vaccine niêm mạc hữu ích, cần phải bổ sung những kiến thức quan trọng, bao gồm tìm ra công thức vaccine lý tưởng; xác định liều lượng, tần suất và thời gian; đồng thời phát triển các kỹ thuật khắc phục tình trạng dung nạp miễn dịch.
Thông thường, bệnh tiểu đường loại 2 được xem là một tình trạng không thể chữa khỏi và phải chung sống suốt đời. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra việc thuyên giảm bệnh trong lâu dài là hoàn toàn có thể và bệnh nhân không cần phải dùng thuốc nữa.
Sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình còn dư thừa thực phẩm. Việc bảo quản không đúng cách, chế biến đi chế biến lại và sử dụng các thực phẩm hết hạn sử dụng hoặc để quá lâu ngày, để nấm mốc... dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn.
(GLO)- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, sau khi tiếp nhận 34.900 liều vắc xin Astra Zeneca do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp, từ giữa tháng 1-2023 đến nay, ngành Y tế tỉnh đã tích cực triển khai tiêm vắc xin cho người dân ngay cả thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán.
(GLO)- Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 216 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), không có trường hợp tử vong. Số ca mắc tăng 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2022.
(GLO)- Ban Chỉ đạo Phòng-chống tác hại thuốc lá tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ về Hoạt động phòng-chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 trên địa bàn tỉnh; trong đó, đề ra mục tiêu lập 1 nhóm liên ngành cấp tỉnh để kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng-chống tác hại của thuốc lá.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/1, tức mùng 8 Tết Quý Mão 2023 của Bộ Y tế cho biết có 13 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong và chỉ có 1 bệnh nhân thở ôxy.
(GLO)- Sáng 29-1, tại Giáo xứ Mẹ Vô Nhiễm Hoa Lư (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Giáo hạt Pleiku phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức buổi hiến máu tình nguyện thu hút gần 100 người dân tham gia hiến máu.
Thông thường, vaccine giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật. Nhưng vaccine ung thư thì khác, chúng là những liệu pháp tiềm năng để điều trị cho những người đã bị ung thư .
Ngoài việc nên uống bao nhiêu nước, y học cổ truyền còn có các khuyến nghị về nhiệt độ phù hợp của nước tùy vào từng trường hợp, theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ).
(GLO)- Năm 2022, khắc phục những khó khăn phát sinh do tự chủ về tài chính, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Thiện đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu đề ra, vì sự hài lòng của người bệnh.
(GLO)- Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành Y tế Gia Lai đã có nhiều nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Công tác y tế trong năm cơ bản đạt các yêu cầu và kế hoạch tỉnh giao; hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân được triển khai có hiệu quả.
Phát biểu trước báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tác hại nguy hiểm của chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp, khẳng định đây là chất độc giết người.
(GLO)-Theo thông tin từ Sở Y tế Gia Lai, tổng số bệnh nhân (BN) đến khám, cấp cứu từ ngày 21 đến 9 giờ sáng ngày 24-1 (nhằm ngày 30 tháng Chạp đến mùng 3 Tết) là 2.118 BN (giảm 1.834 trường hợp so với cùng kỳ); trong số này, có 1.344 BN nhập viện điều trị nội trú.