Nghiệm thu Công trình Lịch sử Báo Gia Lai (1947-2022)

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 20-11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức họp Hội đồng thẩm định công trình Lịch sử Báo Gia Lai (1947-2022). Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp cùng 7 thành viên trong Hội đồng. Đại diện Ban Biên soạn có nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, chủ biên; nhà báo Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, thành viên Ban biên soạn.

Phát biểu đề dẫn, nhà báo Huỳnh Kiên thông tin: Ngay từ khi ra đời, Đảng bộ tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền; xem đây là phương tiện chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng đến với các tầng lớp Nhân dân.

Quang cảnh cuộc họp giữa Hội đồng thẩm định với Ban Biên soạn công trình. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh cuộc họp giữa Hội đồng thẩm định với Ban Biên soạn công trình. Ảnh: Lam Nguyên

Tháng 8-1946, dưới danh nghĩa của Việt Minh Gia Lai, tỉnh đã cho ra đời tờ Thông tin Gia Lai, do đồng chí Phan Bá-Tỉnh ủy viên phụ trách. Ngày 16-3-1947, tại làng Thuận Nghĩa, huyện Bình Khê (nay là Khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), Tỉnh ủy Gia Lai đã quyết định cho ra đời tờ báo “Sáng” với danh nghĩa là cơ quan ngôn luận của Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác tỉnh Gia Lai, do đồng chí Phan Thêm-Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm, đồng chí Phan Bá-Tỉnh ủy viên làm Chủ bút. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời tờ báo Đảng đầu tiên của địa phương và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng tỉnh Gia Lai.

Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, do yêu cầu nhiệm vụ, báo Đảng tỉnh Gia Lai lần lượt mang các tên gọi khác nhau, nhưng luôn bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhằm giáo dục truyền thống báo chí cách mạng cho các thế hệ mai sau, cuối năm 2021, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất cho phép tổ chức nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Báo Gia Lai (1947-2022).

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Biên tập Báo Gia Lai đã tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn để triển khai các bước theo quy định. Trong 2 năm qua, các thành viên Ban Biên soạn đã dành nhiều thời gian, công sức để gặp gỡ nhân chứng, sưu tầm tư liệu, hình ảnh; tập trung nghiên cứu, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để biên soạn hoàn chỉnh lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Báo Gia Lai từ khi thành lập đến năm 2022, bố cục thành 7 chương cùng với lời nói đầu và kết luận.

Tại cuộc họp, Hội đồng thẩm định đánh giá cao tính đảng, tính khoa học của công trình, khẳng định bản thảo đã phản ánh toàn diện, đầy đủ, có hệ thống các sự kiện lịch sử về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của các thế hệ nhà báo, người lao động Báo Gia Lai qua các thời kỳ trên địa bàn tỉnh. Nội dung bản thảo được trình bày cụ thể, toàn diện với nhiều số liệu minh chứng về quá trình hình thành và phát triển của Báo Gia Lai; nguồn tư liệu chính xác, có độ tin cậy cao. Bối cảnh, nhân vật và sự kiện lịch sử được trình bày trung thực; các nhận định, đánh giá có sự kế thừa, chọn lọc, đảm bảo tính khoa học.

Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định cũng góp ý, đề nghị Ban Biên soạn chỉnh sửa một số lỗi kỹ thuật; thống nhất về tên người, địa danh; chú ý cách thức trình bày, chú thích, đồng thời bổ sung thêm hình ảnh…, làm cơ sở để Hội đồng thẩm định trình Thường trực Tỉnh ủy cho xuất bản cuốn sách Lịch sử Báo Gia Lai. Tại cuộc họp, 7/7 thành viên Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đánh giá công trình đạt 95,5 điểm, xếp loại xuất sắc.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.