Hội thảo góp ý dự thảo “Lịch sử Báo Gia Lai giai đoạn 1947-2022"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội thảo đã ghi nhận thêm nhiều ý kiến quan trọng để Ban Biên soạn bổ sung, hoàn thiện cuốn “Lịch sử Báo Gia Lai giai đoạn 1947-2022".
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đoàn Nga

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đoàn Nga

Chiều 27-7, Báo Gia Lai tổ chức Hội thảo lần thứ ba về việc tham gia đóng góp ý kiến vào bản dự thảo “Lịch sử Báo Gia Lai giai đoạn 1947-2022". Đồng chí Huỳnh Kiên-Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Gia Lai chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đồng chí nguyên là lãnh đạo Báo Gia Lai qua các thời kỳ, thành viên Ban Biên soạn và tổ giúp việc.

Bản dự thảo được đưa ra hội thảo lấy ý kiến đóng góp lần này là bản thảo thứ 1 (trước đó, Báo Gia Lai đã tổ chức 2 hội thảo, gồm: Triển khai biên soạn "Lịch sử Báo Gia Lai giai đoạn 1947-2022" và Phê duyệt đề cương chi tiết "Lịch sử Báo Gia Lai giai đoạn 1947-2022"), gồm: Lời giới thiệu: phần mở đầu, nội dung chính gồm 6 chương, kết luận và phụ lục. Trước đó Ban Biên soạn đã nhận được 47 ý kiến đóng góp bằng văn bản và góp ý trực tiếp của 19 đồng chí, từ đó đã tiếp thu, bổ sung vào bản thảo thống nhất một số nội dung, đồng thời đối chiếu các mốc thời gian trong bản dự thảo để đưa ra hội thảo lấy ý kiến đóng góp.

Các đồng chí nguyên là lãnh đạo Báo Gia Lai qua các thời kỳ đã tiếp tục đóng góp thêm nhiều ý kiến quan trọng vào bản dự thảo. Ảnh: Đoàn Nga

Các đồng chí nguyên là lãnh đạo Báo Gia Lai qua các thời kỳ đã tiếp tục đóng góp thêm nhiều ý kiến quan trọng vào bản dự thảo. Ảnh: Đoàn Nga

Tại hội thảo các đồng chí nguyên là lãnh đạo Báo Gia Lai qua các thời kỳ đã tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào bản dự thảo như: Góp ý một số câu từ không phù hợp; bổ sung, làm rõ thêm một số sự kiện, dấu mốc lịch sử quan trọng. Chú trọng biên soạn công tác đánh giá, tổng kết kinh nghiệm trong từng thời kỳ, giai đoạn…

Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Huỳnh Kiên-Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Gia Lai bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước tinh thần trách nhiệm của các đại biểu đối với bản dự thảo cuốn sách Lịch sử Báo Gia Lai giai đoạn 1947-2022. Những ý kiến đóng góp của các đồng chí sẽ giúp Ban Biên soạn kiểm chứng, bổ sung tư liệu, sự kiện lịch sử trong tiến trình phát triển lịch sử của Báo Gia Lai. Từ đó làm cơ sở để hoàn chỉnh bản thảo và thực hiện các khâu tiếp theo đảm bảo đúng tiến độ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.