Nghị quyết về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 412/2017/UBTVQH14 về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018.

 

 Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)


Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu nội dung Nghị quyết.

Điều 1. Nội dung giám sát


Năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành một số hoạt động giám sát sau đây:

1. Xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tại phiên họp tháng 5/2018).

2. Xem xét các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018.

Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tại phiên họp tháng 9/2018).

3. Xem xét báo cáo tổng hợp của Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và cá nhân có liên quan về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn tại phiên họp; báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội về tổng hợp nội dung thầm tra của các cơ quan của Quốc hội về các báo cáo nêu trên chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

4. Xem xét, cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Quốc hội tại phiên họp tháng 4-2018 đối với chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016”.

5. Giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016” tại phiên họp tháng 8/2018 và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì giúp về nội dung giám sát).

6. Tổ chức hoạt động chất vấn tại 2 phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3 và tháng 8 năm 2018.

7. Xem xét báo cáo về kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội (tại phiên họp tháng 9/2018).

8. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5); việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6); giám sát việc tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân.

9. Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tại các phiên họp tháng 4 và tháng 9 năm 2018; chuần bị báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban cùa Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trình Quốc hội (nếu có).

10. Xem xét kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để lựa chọn nội dung (nếu có) trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp (tại các phiên họp tháng 4 và tháng 9 năm 2018).

11. Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và thực hiện các hoạt động giám sát khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội: thực hiện các công việc liên quan khi triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; thực hiện nghiêm túc sự điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kịp thời báo cáo, tổng hợp hoạt động giám sát.

2. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp tổ chức phục vụ có hiệu quả các hoạt động giám sát.

3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành nghị quyết này.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.