Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhà máy đường ở Đăk Lăk đóng cửa, hàng trăm ha mía chết rục ngoài đồng, hàng tỷ đồng tiền đầu tư, hơn 1 năm mồ hôi công sức của nông dân đang tan biến.
Một phần mía đã chặt nhưng đành vứt bỏ. Phần khác bỏ chết già.
Một phần mía đã chặt nhưng đành vứt bỏ. Phần khác bỏ chết già.
Đó là tình trạng đang xảy ra tại 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn (tỉnh Đăk Lăk). Niềm hi vọng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ góp phần ổn định kinh tế, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, vừa được nhen lên đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Vụ mía mới ở huyện Ea Súp và Buôn Đôn (tỉnh Đăk Lăk) đã bắt đầu. Bên cạnh những đám mía non vươn quá đầu người, có nhiều thửa mía cây đã úa tàn, đổ ngã vì quá lứa.
Chị Đinh Thị Hằng, thôn 11, xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp cho biết: Cây mía được trồng nhiều ở đây từ năm 2017. Khi ấy, trồng mía được coi là hướng làm ăn triển vọng nhất của bà con, vì có Công ty Cổ phần mía đường Đăk Lăk đầu tư một phần vốn và bao tiêu sản phẩm. Nhưng sang đến năm nay, cây này đã trở thành sự đổ vỡ lớn nhất.
Vụ ép 2018 đã kết thúc hơn 1 tháng nhưng vẫn còn đó rất nhiều diện tích chưa được thu hoạch, phải bỏ chết già ngoài đồng. Dù nông dân và nhà máy đã có hợp đồng thu mua sản phẩm, nhưng theo chị Hằng, liên kết kiểu “đánh trống bỏ dùi” chỉ khiến nông dân thêm điêu đứng, chị Hằng chia sẻ. 
Kề cận với Ea Súp là huyện Buôn Đôn, vùng nguyên liệu quan trọng thứ 2 của Công ty Cổ phần mía đường Đăk Lăk. Ở đây, tình hình cũng không hề khả quan, khi bắt đầu có nhiều nông dân tìm đến UBND cấp xã khiếu nại việc công ty không thu mua theo hợp đồng, để mía chết dần vì quá lứa.
Ông Buôn Săn Viêng, ở buôn Yang Lành, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn cho biết, ông vẫn chưa thu được một cây nào trong 2 ha mía của gia đình, và công ty phải chịu một phần thiệt hại.
"Nhà máy đóng cửa không thu mua mía nữa dù tôi đã có hợp đồng đàng hoàng với công ty. Theo hợp đồng thì bắt đầu chặt mía từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018 thì kết thúc. Nhưng bây giờ đã qua 2 tháng rồi, cho nên người dân mới thắc mắc lên xã để cho công ty giải quyết cho dân", ông Viêng giãi bày.
Cũng bị thiệt hại giống như ông Buôn Săn Viêng, bà H’Sồi ÊBan, ở buôn Drêch A, xã Krong Na cho rằng, việc doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, không thu mua mía cho nông dân là vi phạm hợp đồng đã ký. Sau khi làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, gia đình bà sẽ thanh lý hợp đồng, phá bỏ cây mía để trồng cây khác.
"Nhà tôi có tất cả hơn 2 ha, bây giờ nếu công ty không mua thì phải đền bù. 1 ha thì đền cho 10 triệu đồng xong là xóa nợ hết, và mía chặt bỏ hết không trồng mía nữa", bà ÊBan tâm sự.

Người dân buôn Drêch và buôn Yang Lành khiếu nại lên UBND xã về việc doanh nghiệp bỏ mía, không thu mua.
Người dân buôn Drêch và buôn Yang Lành khiếu nại lên UBND xã về việc doanh nghiệp bỏ mía, không thu mua.
Theo ông Nguyễn Ngọc Phú-Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp, tình trạng mía chưa được thu hoạch mà công ty cổ phần mía đường Đăk Lăk đã đóng cửa nhà máy, kết thúc vụ ép, đang gây nhiều lo lắng và bức xúc đối với nông dân địa phương. Nhận được khiếu nại của nông dân về tình trạng này, chính quyền cơ sở đã bắt đầu vào cuộc để tìm hướng giải quyết.
Vụ mía 2017, 2018, Công ty cổ phần Mía đường Đăk Lăk xây dựng vùng nguyên liệu hơn 5 nghìn ha tại 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn, cũng là niên vụ đầu tiên, nhà máy đường xây dựng tại Ea Súp đi vào hoạt động. Tuy nhiên, những bất cập trong xây dựng-vận hành nhà máy cùng với tình trạng giá đường mía xuống thấp, đã khiến mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, trục trặc ngay từ đầu vụ.
Trước khi xảy ra tình trạng nhà máy đóng cửa, bỏ hàng trăm héc ta mía chết già ngoài đồng, thì hồi đầu vụ, Công ty Cổ phần Mía đường Đăk Lăk đã để xảy ra tình trạng thu mua chậm, khiến hàng trăm ha bị quá lứa, giảm năng suất và bị cháy, khiến nhiều nông dân thua lỗ.
Điều đáng nói hơn là, với những sự cố từ đầu vụ đến nay, không ít nông dân dân đã nản lòng, tính chuyện từ bỏ cây mía để chuyển sang cây trồng khác. Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ gặp thách thức càng lớn khi lợi ích kinh tế không đảm bảo và lòng tin không còn.
Đình Tuấn/VOV-Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.