Ngang nhiên khai thác đá trái phép ở Chư Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều cá nhân đã ngang nhiên tổ chức khai thác đá trái phép trên đất nông nghiệp tại cánh đồng làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku). Đáng nói là tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài trong sự buông lỏng của các cơ quan quản lý.

Nhiều phương tiện, máy móc hoạt động rầm rộ ở khu vực không được cấp phép. Ảnh: Văn Ngọc
Nhiều phương tiện, máy móc hoạt động rầm rộ ở khu vực không được cấp phép.
Ảnh: Văn Ngọc


Rầm rộ khai thác


Mới đây, P.V Báo Gia Lai đã có mặt tại cánh đồng làng Mơ Nú. Tại khu vực này, ngoài 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác, chế biến đá gồm Công ty TNHH một thành viên Trang Đức và Công ty TNHH Châu Phát còn có 3 cơ sở chỉ được cấp phép chế biến đá. Cả 3 cơ sở chế biến này đều hoạt động liên tục. Ở những bãi tập kết nguyên liệu của các cơ sở chế biến có đến hàng trăm mét khối đá thô.


Men theo con đường đất khá rộng từ các cơ sở chế biến này, chúng tôi đến cánh đồng, nơi nhiều khu vực người dân vừa gieo sạ lúa. Xen giữa những ruộng lúa xanh mơn mởn là những chiếc máy múc đang móc đá lên gom lại thành đống trên bãi đất trống. Sát bên mỗi chiếc máy múc lại có một chiếc xe tải để vận chuyển đá về điểm tập kết chính gần khu vực các cơ sở chế biến.


Tại những điểm khai thác trái phép, máy múc chỉ lấy đi lớp đá trên bề mặt khoảng 2-3 m. Trước khi bị cày xới để lấy đá, những mảnh đất này vẫn được người dân sử dụng để trồng lúa. Tuy nhiên, sau khi bị lấy hết lớp đá trên bề mặt để chuyển đi nơi khác, hiện trường chỉ còn lại những hố nước sâu. Vì bị khai thác theo dạng tận thu bề mặt như vậy nên tại cánh đồng làng Mơ Nú có rất nhiều hố nước sâu.


Xử lý… nửa vời


Việc khai thác đá trái phép trên cánh đồng làng Mơ Nú diễn ra ngang nhiên như vậy, chính quyền địa phương rõ ràng không thể không biết. Thừa nhận tình trạng trên là có song bà Nguyễn Thu Hương-Chủ tịch UBND xã Chư Á cho rằng, địa bàn xã quá rộng, các cán bộ xã phụ trách lĩnh vực này là nữ và đều đang mang thai nên khó có thể bám sát địa bàn. Trong khi đó, lực lượng Công an xã cũng vừa được thay thế bằng lực lượng Công an chính quy nên còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và đang ưu tiên tập trung vào công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.


Cũng theo bà Hương, từ khi bà chuyển công tác từ phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) về xã Chư Á năm 2016, UBND xã mới chỉ xử phạt 1 cơ sở, đồng thời tiến hành nhắc nhở 2 cơ sở chế biến có hành vi khai thác đá trái phép. Theo đó, tại khu vực giáp ranh với mỏ đá của Công ty Trang Đức thuộc địa phận làng Mơ Nú, ngày 30-10-2018, lực lượng chức năng đã phát hiện bà Bùi Thị Thùy Linh (trú tại phường Ia Kring, TP. Pleiku) có hành vi khai thác đá trái phép. Ủy ban nhân dân xã Chư Á đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính bà Linh với mức 4 triệu đồng. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng phát hiện 2 chiếc máy múc của bà Phan Thị Phương Oanh (trú tại phường Ia Kring, TP. Pleiku) và ông Nguyễn Ngọc Tứ (trú tại phường Yên Đổ, TP. Pleiku) tại khu vực ruộng của người dân nhưng không đủ căn cứ để xử lý hành chính mà chỉ nhắc nhở, yêu cầu viết cam kết không khai thác đá trái phép.


Bà Hương cho hay, cuối tháng 10-2018, người dân làng Mơ Nú và làng Thung Dôr (xã An Phú, TP. Pleiku) đã phản ánh việc khai thác đá trái phép của 3 cơ sở trên đã làm hư hỏng mương nước tại cánh đồng làng Mơ Nú khiến người dân 2 làng không có nước để sản xuất lúa. Ngày 2-11-2018, UBND xã Chư Á đã mời chủ của 3 cơ sở này đến làm việc và lập biên bản yêu cầu cam kết chấm dứt việc múc đất, đá trái phép cũng như phải khôi phục hiện trạng mương dẫn nước cho người dân. “Ủy ban nhân dân xã kiến nghị cấp có thẩm quyền quản lý, cấp phép khai thác đá cung cấp cho xã các hồ sơ như: sơ đồ, tọa độ khai thác thì địa phương mới có căn cứ để quản lý. Nhưng hiện nay, xã cũng chỉ biết có công ty được cấp phép tại đó thôi chứ không nắm được khai thác ở điểm nào là được, điểm nào không được”-bà Hương cho biết.


Trong khi đó, ông Lại Tấn Công-chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Pleiku-cho biết, hiện nay vẫn có một số cá nhân khai thác đá trái phép dưới hình thức hợp đồng cải tạo ruộng lúa của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Chư Á. Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng thường xuyên phối hợp cùng Công an TP. Pleiku, UBND xã Chư Á tiến hành kiểm tra, ngăn chặn tình trạng trên nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Do đó, nhằm chấm dứt tình trạng này, Phòng đã tham mưu cho UBND TP. Pleiku đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung các điểm mỏ vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản để các cơ sở được khai thác theo đúng quy định.


Trao đổi với P.V, ông Tạ Văn Thân-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho hay, từ lâu, đơn vị này đã nắm được tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại làng Mơ Nú và đã tham mưu nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn kéo dài. Do đó, đơn vị cũng đã tham mưu cấp có thẩm quyền cần xử lý kiểm điểm các cá nhân, tập thể có trách nhiệm liên quan mà trực tiếp là UBND xã Chư Á để địa phương có trách nhiệm hơn trong việc quản lý khoáng sản.


Cũng theo ông Thân, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị các địa phương rà soát các điểm mỏ để đề xuất tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh, làm cơ sở cho việc quản lý, cấp phép sau này. Một số địa phương đã làm điều này nhưng TP. Pleiku vẫn chưa có báo cáo. “Trách nhiệm quản lý chính là của địa phương. Trong các văn bản đều nêu rõ nếu xảy ra khai thác khoáng sản trái phép ở địa phương nào thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Sau khi cấp phép, Sở cũng đã gửi giấy phép về cho địa phương biết để quản lý”-ông Thân nói. Ngoài ra, theo ông Thân, UBND xã cũng có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc đá tại các cơ sở chế biến xem hợp pháp hay không hợp pháp, từ đó có hướng xử lý.  

Sau khi nhận được thông tin phản ánh từ P.V Báo Gia Lai, ông Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND TP. Pleiku đã xuống cánh đồng làng Mơ Nú kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị liên quan kiên quyết xử lý triệt để nhằm chấm dứt tình trạng khai thác đá trái phép. Đến khoảng 9 giờ 15 phút ngày 25-6, đoàn kiểm tra do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã phát hiện 1 chiếc máy múc hiệu Kobelco và 2 xe ô tô benz đang khai thác, vận chuyển đá trái phép tại cánh đồng làng Mơ Nú. Sau đó, 2 chiếc xe benz đã bỏ chạy, trong đó 1 xe chở đầy đá bazan với khối lượng khoảng 5 m3. Đoàn cũng đã kiểm tra tại hiện trường thì phát hiện có 2 vị trí khai thác trái phép. Vị trí thứ nhất rộng khoảng 300 m2, tại hiện trường máy múc đã dừng khai thác. Vị trí thứ 2 cách vị trí thứ nhất khoảng 100 m đã được khai thác trên 2 ha. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý đối tượng khai thác trái phép tại 2 khu vực nói trên.


VĂN NGỌC-QUANG TẤN
 

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.