Ngẫm khoai lang rớt giá bỗng nhớ... củ chà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sự việc gần 3.500 ha khoai lang tại huyện Phú Thiện vào vụ thu hoạch bị rớt giá thảm đang nhận được sự quan tâm của dư luận… Nghĩ đến hàng vạn tấn khoai lang tồn đọng, người viết bỗng nhiên nhớ đến một món ăn dân dã làm từ khoai ở một số vùng quê xưa như... củ chà.

Xưa, bà con nông dân chưa biết công nghệ 4.0 như ngày nay, chỉ bằng đôi bàn tay và dụng cụ như nồi bung, nồi bảy, nong nia, rổ rá, thế mà họ làm ra hàng tấn sản phẩm làm của để dành cho mùa giáp hạt như: củ chà, khoai dẻo, khoai chẻ... Đi làm đồng về hoặc giữa buổi, chỉ cần nắm củ chà cho vào tô, đổ nước lạnh vào, chờ một lúc là có ngay một món giữa buổi đủ calo chờ cơm. Chưa nói nếu là khoai dẻo, khoai chẻ (củ chẻ) còn là món ăn vặt hay món độn cơm thay một phần gạo thời đói kém. Bây giờ, với đội ngũ các nhà khoa học của tỉnh, có lẽ việc nghĩ ra các công cụ chế biến các sản phẩm từ khoai lang của thời 4.0 là điều không khó, thế nhưng...

Khoai lang có thể chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế. Ảnh minh hoạ: Phương Vi

Khoai lang có thể chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế. Ảnh minh hoạ: Phương Vi

Được biết với khoai lang, tại một số địa phương khu vực miền Trung, bà con nông dân vẫn chế biến thành thực phẩm bằng cách thủ công xưa và đã có thức món trở thành sản phẩm OCOP 3, 4 sao, được thị trường ưa chuộng. Hơn thế, không chỉ riêng khoai lang, nhiều sản phẩm địa phương trước đây vốn chỉ là món ăn dân dã, của nông dân, cho nông dân thì ngày nay trở thành đặc sản khi vào siêu thị, nhà hàng, thành hàng hóa xuất khẩu ra ngoài nước với cái giá không hề... nông dân.

Chia sẻ cùng người trồng khoai lang đôi điều cạn nghĩ chỉ vậy thôi. Mong sao tình hình nông sản nói chung, khoai lang nói riêng của bà con nông dân tỉnh ta nhận được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng từ các cấp chính quyền, nhà khoa học và doanh nghiệp, giúp người nông dân sớm thoát cảnh được mùa rớt giá và được giá mất mùa!

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.