Nga cảnh báo 'hậu quả tiêu cực' sau thỏa thuận 300 triệu USD giữa Armenia - EU

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Điện Kremlin cáo buộc phương Tây đang tạo ra một “cuộc đối đầu địa chính trị” giữa Nga và phương Tây ở Nam Caucasus. 
Trong ảnh (từ trái sang) Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc gặp bên lề Hội nghị cộng đồng chính trị châu Âu ở Granada, Tây Ban Nha ngày 5/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong ảnh (từ trái sang) Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc gặp bên lề Hội nghị cộng đồng chính trị châu Âu ở Granada, Tây Ban Nha ngày 5/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Điện Kremlin đã cảnh báo Armenia với “những hậu quả tiêu cực” sau khi EU cam kết hơn 230 triệu bảng Anh (khoảng 300 triệu USD) để giúp nước này nới lỏng quan hệ với Nga, tờ Telegragh ngày 8/4 đưa tin.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đến Brussels vào cuối tuần vừa qua, gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen để thể hiện sự thay đổi ngoại giao của Yerevan với phương Tây.

Bà Leyen cho biết: “Chúng tôi sẽ đầu tư để củng cố nền kinh tế và xã hội của Armenia, giúp các lĩnh vực này trở nên mạnh mẽ và ổn định hơn trước những cú sốc”, đồng thời cam kết tài trợ số tiền trên để “xây dựng khả năng phục hồi” giữa các doanh nghiệp và xã hội Armenia.

Sau cuộc gặp, Điện Kremlin cáo buộc phương Tây đang tạo ra một “cuộc đối đầu địa chính trị” giữa Nga và phương Tây ở Nam Caucasus.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng "sự can thiệp ngoài khu vực" vào khu vực Nam Caucasus là "vô trách nhiệm" và "có tính hủy diệt" và nhằm mục đích gây chia rẽ giữa các quốc gia Nam Caucasus và Nga.

Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ những nỗ lực của Mỹ và EU nhằm thu hút Armenia trong 18 tháng qua là "vô trách nhiệm và mang tính phá hoại".

Theo Bộ trên, những hành động này sẽ “gây ra những hậu quả tiêu cực nhất đối với sự ổn định, an ninh và phát triển kinh tế trong khu vực, tạo ra sự phân mảnh mới cũng như làm gia tăng căng thẳng không thể kiểm soát”.

Mối quan hệ của Armenia với Nga đã trở nên xấu đi kể từ khi nước này cáo buộc Điện Kremlin từ bỏ các cam kết bảo vệ nước này và thay vào đó "bật đèn xanh" cho một cuộc tấn công của Azerbaijan vào năm ngoái nhằm vào vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh.

Cuộc tấn công của Azerbaijan vào Nagorny-Karabakh đã buộc Armenia phải nhượng lại quyền kiểm soát khu vực tranh chấp. Khoảng 120.000 người dân tộc Armenia đã di tản sang Armenia. Kể từ đó, ông Pashinyan đã tăng cường đàm phán với phương Tây, ký các thỏa thuận vũ khí với Pháp và thực hiện các nỗ lực ngoại giao, bao gồm nâng cấp cơ quan đại diện ngoại giao ở Anh.

Năm nay, các quan chức Armenia thậm chí còn cho biết họ muốn rời khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)-một liên minh quân sự giữa Nga và một số quốc gia hậu Xô Viết – và gia nhập EU.

Có thể bạn quan tâm

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.