Năm học mới ở đảo Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hòa cùng nhịp sống đất liền, sáng 5-9, học sinh ở ba đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam náo nức đón năm học mới 2017-2018. Tất cả các thầy-cô giáo cùng các em học sinh đều chung một tâm trạng phấn khởi, háo hức, sẵn sàng tâm thế cho một năm học mới với yêu cầu chất lượng cao.

 Học sinh đảo Sinh Tồn. Ảnh: Chí Hùng
Học sinh đảo Sinh Tồn. Ảnh: Chí Hùng



Tại đảo Trường Sa lớn, đúng 8 giờ sáng, lễ khai giảng năm học mới bắt đầu. Ngay từ sáng sớm, phụ huynh học sinh đã dẫn các em ra sân băng của đảo đón ánh bình minh trong niềm hân hoan phấn khởi

Thầy giáo Đồng Minh Hiệp cho biết, không khí đón năm học mới của học sinh đảo Trường Sa lớn rất náo nhiệt. 100% các em học sinh mặc quần áo mới. “Tối 4-9, các em cùng với các chú bộ đội tổ chức vui văn nghệ ở cột mốc chủ quyền. Mọi công tác chuẩn bị cho ngày khai giảng rất tốt. Các lớp được sơn mới, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên sân trường. Mặc dù ở xa đất liền song cơ sở vật chất phục vụ học tập khá đầy đủ”, thầy Hiệp cho biết

Tại đảo Song Tử Tây, lễ khai giảng năm học mới diễn ra trong niềm tự hào hân hoan của thầy, cô giáo, phụ hunh, bộ đội và học sinh. Thầy giáo Lê Xuân Quyết cho biết, Trường Sinh Tồn năm nay thêm hai học sinh mới so với năm học cũ. Trước ngày khai giảng 2 tuần, các em học sinh đã tựu trường và được cấp phát toàn bộ sách vở, dụng cụ học tập miễn phí. “Sáng sớm, có phụ huynh đã dẫn các em tới trường rồi cùng dự khai giảng. Mặc dù xa cách đất liền, nhưng các em có đầy đủ sách vở, cặp, bút, đồng phục mới. Có thể nói năm học mới của học sinh đảo Song Tử Tây rất rộn ràng. Tất cả thầy trò, phụ huynh đều phấn khởi, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”-thầy Quyết nói

Cũng thời điểm này, thầy trò đảo Sinh Tồn cũng náo nức đón năm học mới trong niềm tự hào vui tươi. Đúng 8 giờ sáng, tiếng trống trường đánh ba hồi dõng dạc báo hiệu năm học mới thực sự bắt đầu. Năm nay, Trường học Sinh Tồn có hai lớp học. Hai giáo viên đều là nam giới thầy Nguyễn Ngọc Hạ và thầy Lê Anh Đức. Trong niềm vui của thầy giáo gieo chữ nơi đầu sóng ngọn gió, thầy Đức chia sẻ: “Cũng như đất liền, ngày khai giảng ở của thầy trò đảo Sinh Tồn cũng đầy đủ và náo nhiệt và rất xúc động. Khi nghe tiếng trống trường vang vọng, trong tim tôi như thúc dục, một cảm xúc thiêng liêng vô cùng. Ngoài nhiệm vụ dạy chữ cho học sinh, thầy giáo Trường Sa còn là một chiến sĩ kiên cường. Gieo chữ ở tiền tiêu Tổ quốc, ngoài gieo tri thức, còn gieo cho các em tinh thần dũng cảm, đức hy sinh sẵn sàng quên mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.