Mùa gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi đứng giữa những triền đồi mải miết ngắm nhìn những cơn gió đuổi nhau trên khắp thung sâu. Không hiểu sao lòng tôi lại nôn nao thứ cảm xúc khó tả rồi tìm lý do để vui với tháng ngày có gió về ngang qua.

Ấy là bởi ngọn gió từng đợt bật mùa đơm hoa như tín hiệu chuyển giao tiết trời. Trong màu nắng chớm đông vẫn luôn là chút se sắt lạnh luồn trong từng hơi thở, trong cái co ro của áo ấm, khăn choàng. Bắt đầu những ngày tháng 11 là mùa gió miên man thổi, khó mà lơ là được. Rõ nhất là khi nghe hướng ấy lao xao, rộn rã thanh âm mùa lễ hội. Cũng không biết giữa gió và hoa xứ cao nguyên này, thứ nào đến trước, miền nào về sau, cái nào miên man nhớ, cái nào thao thiết thương. Gió có gì mà mới bắt đầu đã kịp tự tình xôn xao. Không giống như mùa gió ở xứ khác khi gió về mang theo sắc tím của hoa, riêng xứ tôi sắc màu nào cũng có, hương hoa tràn ngập núi đồi. Cũng chẳng phải mưa qua, khô tới, gió mang theo heo may về khiến đám dã quỳ trở mình, khoe sắc vàng tươi rực rỡ, như tín hiệu chỉ lối dẫn dụ thiên nhiên vào mê lộ của thời gian.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Hình như một mùa gió đang ngang qua đời nhau. Nhà tôi ở trên một triền đồi lộng gió. Đôi khi, tôi hay vẩn vơ mường tưởng về viễn cảnh mình sẽ tan trong sớm mai, bay lên cùng gió. Tôi có sở thích khum tay lại và mỗi lần như thế, tôi tin chắc rằng mình có thể nắm níu, giữ chặt được làn gió mỏng manh vừa lướt qua chốc lát kia cho riêng mình. Và, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Giây phút đó, như càng nhắc nhớ tôi rõ hơn về ý thức cái hữu hạn của bốn mùa, cái cùng tận của tuổi trẻ cũng như điểm chững lại của tuổi già.

Gió chất đầy kỷ niệm với đám con trẻ, bởi chúng háo hức lắm! Mùa này, bố mẹ bận đi rẫy xa, thu hoạch cà phê. Theo bố mẹ lên rẫy nương, đứa nào cũng phong phanh trong gió, chạy phơi trong gió đến khi tóc ran rát, đến khi vạt áo bay tứ tung, vương vào mặt, vịn vào tóc. Đến khi ngủ mê mệt trên tấm bạt phủ đầy trái, thích thú trên những bao tải chất đầy hạt đỏ mùa về.

Gió trong tôi là cả một miền ký ức. Tôi cũng tin rằng, gió để lại những hoài niệm, cảm xúc riêng biệt cho mỗi người. Chợt nhận ra, thứ mà người ta nhớ không phải là cơn gió, mà là kỷ niệm đã từng qua. Cha tôi, mỗi khi gió về thương đến riết lòng bận gió quê. Mùa gió nơi đất khách, ông đọc vang câu thơ của Nguyễn Trãi: “Tây phong hám thụ hưởng đề tranh” (tạm dịch là: Gió tây lay cây, âm vang vang). Lúc ấy, tôi thấy chén trà trên tay cha nghiêng đọng cùng gió. Chắc là cha đang mường tượng cơn gió xứ này cùng đợt gió rít ở quê. Gió vẫn là cầu nối giữa con người với thiên nhiên, giữa người với người, kết nối tâm hồn người xa xứ thêm gần hơn với quê nhà.

Gió vẫn thổi từ triền đồi trước nhà. Tôi vẫn thường cùng mấy anh em vào rừng mót đám măng le cuối mùa. Mẹ tôi đứng giữa đồi gió ngước mặt trông xem gió thổi hướng nào để phơi hết mấy gùi măng anh em tôi mang về. Những thanh măng cuối mùa vàng óng trên đôi bàn tay gân guốc của mẹ. Mẹ trở từng lát măng, mắt mẹ nhìn về mùa gió xa xôi… Tôi ngồi cùng mẹ, nhìn những nia măng mặc kệ những xô bồ, hờn giận ngoài kia. Mặc kệ da thịt lúc này rít rát khó chịu, hanh hao trong gió. Thay bằng “trốn gió” như trước kia, giờ tôi lại đón mùa gió như để đánh dấu những đổi thay, chặng đường tôi phải đi qua cho hết cuộc đời.

Bây giờ, nơi tôi ở, mùa gió này, có người làm du lịch bằng cách trồng thêm vườn hoa cánh bướm hay mang giống hoa tam giác mạch về gieo ngay cạnh núi. Tôi thì vẫn bảo lưu suy nghĩ cố hữu, chẳng có mùa gió nào mang hoa xứ nào thay thế được những vạt dã quỳ cao nguyên. Bởi những gì đã thuộc tính, đã là đặc trưng của mảnh đất này muôn đời chẳng thể đổi thay. Dã quỳ đã ăn sâu vào tiềm thức, chảy trong hơi thở mạch nguồn, ngân ngấn buồn vui neo mình thao thiết cùng bao mùa gió. Cứ chỗ nào còn đất trống có gió thì dã quỳ mọc lên. Có khi từng vạt, từng lối, từng hàng giữa nắng gió. Có khi âm thầm chọn lối vắng nở hoa. Hoa cứ vàng thăm thẳm cao nguyên, lá thì cứ thẫm xanh lại, có khi xanh đến ngắt lòng. Vì vậy, cớ gì sắc hương khác dễ làm lòng tôi đổi thay?

Nơi tôi sống, gió vẫn về như ước hẹn. Gió cứ thổi miệt mài từ sớm mai đến khuya khoắt, từ ngày đến đêm, kiêu hãnh và phóng túng trong những đôi mắt đen tròn, sâu hun hút. Không thể biết rõ được gió cao nguyên tôi khác với gió xứ nao, bởi có cơn gió nào thổi mãi khiến lòng người phấn chấn, nôn nao như mùa gió mùa về.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.