Một vụ "án tình"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm 2000, tôi vẫn thường đi công tác đến địa bàn các xã Ia Mơr, Ia Púch (huyện Chư Prông). Một hôm tình cờ ghé chơi nhà anh Rơ Lan Duân-Phó Trưởng Công an xã Ia Púch, thấy vẻ mặt anh không vui, tôi gặng hỏi. Thì ra, anh Duân vừa mới dự phiên xử một vụ “án tình” mà người thua cuộc là em trai. Đầu đuôi câu chuyện như sau:
P. thích D. nhưng rồi được một thời gian thì có ý ngãng ra. Lý do không phải D. đã có 1 con, còn P. đang trai tân mà là những lời đồn đại cô ta “hay lung tung” đến tai P. Sự thật thì trước đây D. có đi lại với một số thanh niên trong làng. Chẳng biết D. có con với ai nhưng cô cứ nhất quyết nói là con của T. D. kể vanh vách lại có người làm chứng nên T. hết cãi. Tuy nhiên, T. chỉ chịu đền 1 con bò chứ không chịu cưới. Bây giờ đến lượt P, biết đâu nó là “của người ta” thì sao?
“Vụ án” cuối cùng phải đưa lên già làng. Già làng suy nghĩ một hồi rồi nói: “Con D. đi lại với ai, nó không nói, không có người làm chứng thì coi như không có. Còn mày, đã “ngả mít” với nó, hứa cưới nó thì bây giờ một là mày lấy nó, hai là đền 1 con bò cho nó. Chọn đi!”. Không có bò để đền, mà thực sự thì P. cũng thích D. Vậy là P. đành chịu cho cô ta bắt làm chồng.
Vậy là, tình cờ mà tôi đã biết thêm một lệ tục thú vị: Tục “ngả mít” của đồng bào Jrai ở vùng này.
“Ngả mít” nếu dịch ra tiếng phổ thông có nghĩa là “làm yêu”. Ở Ia Púch, con gái, con trai khi đến tuổi trưởng thành, bụng thấy ưng nhau thì tìm một người tin cậy để làm chứng cho tình yêu của mình. Sau đó, người con gái dắt người con trai về nhà mình ra mắt cha mẹ. Nhà gái sẽ làm một bữa tiệc nhỏ mời cha mẹ chàng trai và người làm chứng đến. Trước mặt cha mẹ đôi bên, người làm chứng tuyên bố đại ý rằng: “Thằng X, con Y đã ưng nhau, hôm nay mời cha mẹ hai bên đến để mừng cho chúng nó. 2 đứa đã “ngả mít” với nhau, nếu bên con gái bỏ chồng, con trai bỏ vợ thì sẽ bị phạt theo tục lệ của làng. Tôi xin làm chứng…”. Từ hôm đó, chàng trai có thể về ăn ở bên nhà gái như một thành viên thực thụ của gia đình. Còn lễ cưới thì khi nào có điều kiện sẽ tổ chức, không kể thời gian bao lâu; thậm chí, nếu hoàn cảnh quá nghèo thì cho qua cũng được.
Với tục lệ này, nếu có kẻ không thật lòng, muốn lợi dụng thì sao? Xin thưa: Một khi đôi trai gái “ngả mít” thì xem như đã “vào lồng” luật tục. Ai có ý định “chạy làng” thì đã có già làng và người làm chứng. Già làng khi đó sẽ là “chánh án” và người làm chứng sẽ là “kiểm sát viên”, cứ chiếu “tội danh” mà định hình phạt: Con trai bỏ con gái, nếu con gái chưa có con thì phạt 1 triệu đồng; còn nếu đã có con thì phải 1 con bò, 1 bộ chiêng, 2 cái nồi đồng và 1 cái hbành (váy). Nếu đã có 2 đứa con thì phạt gấp đôi; nếu 3 đứa thì gấp ba… Cứ thế mà tính lên. Nếu người con gái bỏ con trai, tất nhiên cũng bị phạt nhưng nhẹ hơn vì luật tục chiếu cố đến sự thiệt thòi của họ. Có thể họ chỉ phải đền 1 cái khố, 1 cái áo cho người con trai là đủ.
Cũng xin lưu ý đến điều khoản này: Trường hợp cha mẹ người con gái ngăn cản, cấm đoán thì người con trai không phải đền gì. Còn nếu là cha mẹ chàng trai thì đương nhiên họ phải chịu phạt như chính chàng trai bội ước. Với trường hợp gặp phải đối tượng chầy bửa, không chịu công nhận “hậu quả” mà người làm chứng cũng bất lực thì sao? Đã có biện pháp cuối cùng: Trước mặt thầy cúng và dân làng, cô gái và chàng trai sẽ… thi lặn nước. Ai thua thì đó là “kẻ gian” và phải chịu phạt. Hình phạt cho “kẻ gian” là phải đền gấp 10 lần số của đền cho 1 đứa con. “Kẻ gian” không có của để đền thì họ hàng người đó phải có trách nhiệm. Nếu trốn tránh hoặc đền không đủ thì bên thắng sẽ được quyền “cưỡng chế” bằng cách dắt trâu, bò hay lấy đi những vật dụng có giá trị của họ hàng bên thua cuộc.
Trừ điều khoản lặn nước để kết tội “kẻ gian” mang tính võ đoán (trong thực tế rất hiếm khi xảy ra) thì tục lệ “ngả mít” vẫn có ý nghĩa xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định của nó. Tục lệ đã khẳng định quyền tự do trong hôn nhân của người Jrai. Tự do nhưng không có nghĩa là quá trớn, vô trách nhiệm mà là tự do có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Kiểu tự do hoàn toàn đúng nghĩa nếu ai chấp nhận những quy ước của cộng đồng. Anh Rơ Lan Duân nói rằng: Chính vì vậy mà ngày trước những chuyện ngoại tình, trai gái bậy bạ rất hiếm khi xảy ra trong đồng bào dân tộc ở Ia Púch.  
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.