Một nông dân tỉnh Bình Định sáng chế ra xe phun thuốc sâu rất là ngầu, "nhoáng cái" đã chạy xong 10ha vườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để phục vụ cho việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng trong trang trại trồng cây ăn quả của gia đình, anh Hồ Ngọc Dũng (thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sáng tạo ra chiếc xe phun thuốc trừ sâu tiện dụng và hiệu quả cao.
Anh Hồ Ngọc Dũng (thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) cho biết, từ lúc phác thảo thiết kế, lắp ráp cho đến chạy thử nghiệm xe phun thuốc sâu trong vòng 20 ngày.
Chi phí làm xe phun thuốc trừ sâu khoảng 30 triệu đồng. Tháng 8.2020, chiếc xe phun thuốc sâu được đưa vào sử dụng. 
Anh Hồ Ngọc Dũng (thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đang điều khiển, vận hành xe phun thuốc trừ sâu trong trang trại trồng cây ăn quả của gia đình.
Anh Hồ Ngọc Dũng (thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đang điều khiển, vận hành xe phun thuốc trừ sâu trong trang trại trồng cây ăn quả của gia đình.
Xe chạy phun thuốc trừ sâu bằng động cơ dầu, có 6 bộ phận chính liên kết, gồm: Bơm cao áp, thùng chứa và pha trộn thuốc, trục quay cuộn ống phun thuốc, ống dẫn nước thuốc dài 500 m, béc phun thuốc và hệ truyền động điều khiển các thiết bị phun thuốc và điều khiển xe khi di chuyển.
Tính năng độc đáo của chiếc xe phun thuốc trừ sâu là trong lúc xe di chuyển và trục quay cuộn ống thì nước thuốc vẫn được bơm liên tục vào đường ống dẫn đến đầu béc phun lên cây trồng. 
Khi xe phun thuốc sâu hoạt động, chỉ cần 2 người, một người lái xe và một người cầm béc phun. Theo nhu cầu phun thuốc sâu với cự ly xa hay gần, nhanh hay chậm đều được phối hợp nhịp nhàng giữa người lái xe và người phun thuốc.
Trang trại của anh Hồ Ngọc Dũng (thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) rộng 10 ha trồng các loại cây ăn trái, như: Bưởi da xanh, quýt đường, cam, ổi...Định kỳ anh Dũng phải phun thuốc 20 - 30 ngày/lần. 
“Trước đây, phun thuốc bằng bình đeo lưng phải tốn rất nhiều công lao động, lắm khi tìm cũng không có công phun. Để vừa chủ động, tiện dụng trong việc phun thuốc trừ sâu phòng ngừa, bảo vệ diện tích cây ăn trái trong trang trại vừa đảm bảo kỹ thuật cây trồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, tôi nghĩ đến chuyện làm xe phun thuốc. Với xe phun, mỗi lần phun, tôi tiết kiệm được 360 công lao động/10 ha”, anh Hồ Ngọc Dũng (thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định)cho biết thêm.
Theo ĐÀO MINH TRUNG (Danviet) 

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.