Một cú lừa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lúc đó là chừng chín giờ sáng. Loan đang ngồi kiểm tra email trên điện thoại thì tin nhắn từ tài khoản Facebook của Toàn nhảy vô.
Minh họa: HIỂN TRÍ

Minh họa: HIỂN TRÍ

Toàn là bạn đồng nghiệp của Loan trong nhóm bán hàng ngày Loan mới đi làm, bây giờ lên chức, đã chuyển hẳn ra Hà Nội. Hồi xưa, hai anh em cùng đội nhóm, thân nhau lắm. Toàn từng là người hướng dẫn dìu dắt Loan. Trong tâm trí của Loan, lúc nào Toàn cũng như một ông anh lớn, thân tình, luôn luôn sẵn lòng, nhiệt tình và tử tế. Từng có lúc Loan mơ màng, giá như ở một vũ trụ khác, mình gặp Toàn sớm hơn…

Bây giờ, Toàn chuyển hẳn ra Hà Nội, quản lý cả một khu vực bán hàng rộng lớn. Loan ít điện thoại cho Toàn hơn. Anh em chuyển sang chat trên Facebook Mesenger, do Toàn hay bận họp. Họp chi họp hoài, có ngày mấy cuộc nên Loan rất ngại gọi điện thoại. Chỉ khi nào anh có việc đi công tác Quảng Nam, hay Loan có dịp ra Hà Nội, anh em mới hẹn nhau cà phê.

Những buổi cà phê cũng thường rất vội vã, vì Toàn luôn tất bật. Nhưng cái thân tình Toàn dành cho Loan như với một cô em gái nhỏ thì vẫn y như vậy, nên Loan luôn thấy ấm lòng mỗi khi được gặp anh.

Tin nhắn chat của Toàn sáng nay cũng bình thường như mọi lần khác hai anh em vẫn chat với nhau.

Toàn hỏi: Loan ơi, em có đang ngồi trên máy đó không? Loan dạ, có chi không anh? Toàn có vẻ ngập ngừng, những dòng chat cứ chạy rồi ngưng, chạy rồi ngưng, như thể anh đang đắn đo gì đó: Anh nhờ em chút này được không? Dạ, anh cứ nói. Anh đang cần mười lăm triệu, mà đang bận họp, không ra ngân hàng nộp tiền được. Em có sẵn trong tài khoản đó không, cho anh vay. Ba giờ chiều nay anh sẽ gởi lại em.

Lần đầu tiên Toàn hỏi mượn tiền Loan. Chuyện hơi lạ. Loan có chút ngập ngừng bởi dạo gần đây, trên mạng người ta hack tài khoản rồi gạt tiền nhiều quá. Loan chưa từng cho ai mượn tiền khi chat, cũng luôn cảnh giác với những tin nhắn hỏi mượn tiền.

Loan e dè nhắn lại: Sao anh không gọi cho em một tiếng? Đầu máy bên kia trả lời: Anh đang bận họp với ban giám đốc, nên không nói được. Chỉ chat thôi. Chuyện gấp quá, anh mới phải nhờ em. Chiều anh gởi lại. Kèm theo là số tài khoản và tên chủ tài khoản là Ngô Ngọc Toàn. Đúng tên của Toàn đây rồi.

Đến đây thì mọi ý chí kháng đỡ trong Loan xẹp xuống. Lần đầu Toàn nhờ Loan giúp. Chuyện cũng nhỏ. Loan vốn yêu quý, hàm ơn anh. Làm sao Loan có thể từ chối. Loan cũng muốn, đây là dịp cô thể hiện lòng yêu quý đó.

Không nghĩ gì thêm, Loan mở điện thoại chuyển tiền cho Toàn, trong thâm tâm thấy vui vui vì Loan có thể giúp được anh, càng vui hơn bởi Loan là người anh nghĩ đến, khi cần. Là Loan, chớ không là ai khác, trong muôn vàn những người quen biết chung quanh anh. Chuyển tiền xong, Loan còn cẩn thận chụp lại màn hình gởi qua chat cho anh: Em chuyển rồi.

Nhưng bên kia có vẻ chưa muốn dừng lại: Anh cảm ơn em nhiều lắm. Em tốt với anh quá. Loan dạ, không có chi. Tin nhắn lại tiếp tục: Thật ra, anh định vay em năm mươi triệu kia, nhưng sợ em không đủ tiền. Em có đủ không, cho anh vay nốt đủ năm chục triệu, chiều nay anh gởi luôn một thể.

Loan ngập ngừng: Tài khoản em không còn tiền. Vậy em coi bạn bè em có ai, em vay giúp anh, anh cần gấp lắm. Trong đầu Loan tự nhiên như có một luồng điện xẹt qua.

Toàn không bao giờ nói chuyện kiểu này, kiểu nói chuyện rất tận thu. Mình bị lừa rồi, Loan giật mình. Kịch bản lừa không mới. Sao mình không nhắn tin điện thoại cho Toàn? Sao mình vội vã chuyển tiền mà không điện thoại hỏi Toàn? Sao mình?...

Tin nhắn điện thoại của Toàn trả lời ngay: Anh đang họp. Sao vậy? Facebook anh bị hack. Em chuyển tiền cho nó chưa vậy? Loan sững sờ, chết lặng trong giây lát: Dạ, em chuyển rồi, rồi vội vã buông điện thoại chạy ra ngân hàng, vừa kịp nhìn lướt qua tin nhắn đáp lại của Toàn: Sao em khờ quá vậy Loan? Tai Loan như ù đi, đầu óc như đông đặc lại. Có một cơn nhói người, rất buốt, chạy qua trong tim Loan. Trời ơi, mười lăm triệu của mình, cả một tháng lương của mình…

Cô nhân viên ngân hàng nói chuyện với Loan khá hờ hững: Chị bị lừa hả? Gần đây, cũng có nhiều người bị lừa như chị, mà có lấy lại tiền được đâu. Loan lắp bắp: Coi như là tui chuyển nhầm, ngân hàng có thể giúp lấy lại được chớ.

Cô nhân viên ôn tồn giải thích: Là do chị tự nguyện chuyển cho người ta, nên theo luật, ngân hàng không làm được gì. Thôi được rồi, ngân hàng sẽ giúp chị làm tra soát với ngân hàng bên kia. Có thông tin gì sẽ báo chị ngay. Nhưng nếu người ta không đồng ý trả thì mình không làm gì được họ.

Loan ngắt lời: Ngân hàng có thể nhờ công an can thiệp mà. Cô nhân viên nhìn Loan thương hại: Chị là người bị hại, chị có thể báo công an, trên hai triệu là báo công an được rồi.

Loan nhớ năm ngoái, có lần mình đi Hải Phòng, để ba lô trong xe hơi của đứa bạn trên bờ đê ven biển đi dạo, lúc quay lại, xe bị đập vỡ kính cửa sổ, Loan mất hết giấy tờ, tiền bạc. Loan mất thêm cả một buổi chiều ngồi ở đồn công an địa phương khai báo viết tường trình, rồi cùng đi ra hiện trường, lòng tràn đầy tin tưởng. Nhưng rồi sau đó, không có kết quả.

Lần đó, Loan tự an ủi mình là của đi thay người…

Loan mất ngủ mấy đêm liền vì tiếc tiền. Loan giận mình ngu ngốc, khờ khạo, cả tin, rồi nghĩ nếu mười lăm triệu đó mà không bị mất, sẽ làm được bao nhiêu việc.

Có thể dùng để đi du lịch một chuyến, sắm áo lạnh mới cho mẹ, hay mua thuốc bổ cho ba, hoặc đổi chiếc xe máy cà tàng đang đi... Nhưng tất cả đã tan biến hết. Chỉ vì một chút sơ sẩy, mình đã làm hư bột hư đường. Suốt mấy đêm như thế, Loan nằm mở mắt nhìn lên trần nhà và tiếc.

Loan hận thằng hacker lừa đảo đến tận xương tủy. Nó đã block tài khoản của Loan ngay khi bị Loan phát hiện, không kịp cho cô chửi nó một câu. Loan than thân trách phận, mình ăn ở hiền lành, chưa từng hại gì ai mà, sao gặp chuyện xui xẻo quá trời.

Than trách chán, Loan thẫn thờ tưởng tượng. Loan ước mình là siêu nhân, có phép thần thông, cô sẽ tìm ra nó, vặn cổ nó cho hả. Loan tưởng chừng nếu bây giờ mà nó ngồi trước mặt mình, có khi cô cũng vặn cổ nó thật.

Loan vạch ra kế hoạch, mình sẽ đến ngân hàng, tìm tung tích nó, rồi mình sẽ gọi điện thoại cho nó: Này, thằng lừa đảo, mày trả tiền cho tao ngay. Ông trời có mắt cả, mày sống lừa đảo như thế, rồi đời mày cũng không khác gì con gián, chui nhủi cả ngày, không nhìn thấy mặt trời...

Tưởng tượng, rủa xả một hồi, Loan thấy mình sao ác quá, mất có mười mấy triệu mà làm thấy ghê. Biết đâu, thằng lừa đảo cũng không phải là kẻ xấu, lỡ nó gặp hoàn cảnh kiệt quệ, túng quá làm liều thì sao.

Thôi, coi như mình làm phước, làm từ thiện, coi như là cái giá mình phải trả cho sự cả tin, sự bồng bột. Coi như là bài học cho mình. Nhưng bài học gì kỳ vậy, mình có học được gì đâu, ngoài lòng tin bị đánh cắp.

Lý do chính khiến Loan chuyển tiền cho Toàn ngay, là vì yêu quý, tin tưởng, Loan tin cả thế giới chung quanh không có những người ác, những người xấu bụng. Mình học cách tin yêu con người mà cũng đắt đỏ, cay đắng vậy sao!

Cả một tuần liền, Loan không dám động vô Facebook. Cô nghi ngờ hết thảy những gì trên cái thế giới ảo mà thật đó. Loan buồn ghê gớm, nghĩ từ nay, cô không còn tin ai được nữa. Rồi Loan thấy nỗi buồn mất lòng tin trong cô còn thê thảm hơn mất tiền nhiều.

Sau tin nhắn “Sao em khờ quá vậy”, Toàn không còn nhắn thêm tin nhắn nào cho Loan nữa. Anh biệt tăm. Mọi thứ như bị cắt cái phụp. Mất tiêu, không dấu vết.

Hơn nửa tháng sau, Loan mới dám mở Facebook lại.

Trên trang cá nhân của Toàn hiện lên vỏn vẹn mấy dòng ngắn ngủi: Facebook của Toàn bị hack, hacker đã vay tiền một số người. Toàn trân trọng gởi lời xin lỗi, và kính báo Toàn KHÔNG BAO GIỜ vay tiền ai trên Facebook nên mọi người không chuyển tiền cho Toàn vay nhé.

Chữ KHÔNG BAO GIỜ được nhấn mạnh bằng chữ in hoa. Như một kiểu tuyên ngôn, chắc nịch.

Sau đó Toàn không đăng gì thêm nữa.

Loan thấy mình như mất hết cả sức lực, không có gì để kỳ vọng, để mong chờ nữa rồi. Một lời an ủi cũng không.

Đâu đó trong cô, có một sự đổ vỡ không hề nhẹ.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.