Mối nguy sau khi bão số 2 đổ bộ vào đất liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo chuyên gia, cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại đô thị tại các tỉnh miền Bắc và Thanh Hóa do ảnh hưởng từ hoàn lưu của bão số 2.

Sáng nay 23.7, bão số 2 đã đổ bộ vào khu vực đất liền tỉnh Quảng Ninh rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2. Ảnh CTV

Đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2. Ảnh CTV

Lúc 9 giờ, vị trí áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,4 độ vĩ bắc - 107.3 độ kinh đông, trên khu vực tỉnh Quảng Ninh. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, tốc độ khoảng 5 - 10 km/giờ và đi sâu vào đất liền.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, bão số 2 đổ bộ vào Quảng Ninh nên tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ đã quan trắc được gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9.

Bão số 2 cũng gây ra mưa lớn ở Đông Bắc bộ và Thanh Hóa. Một số nơi ghi nhận lượng mưa lớn như Cát Bà (Hải Phòng) 276 mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 150 mm.

Trong ngày 23.7, vùng biển vịnh Bắc bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) tiếp tục có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh. Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Bình có gió giật mạnh cấp 6.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định, sau khi đổ bộ vào đất liền, ngoài việc gây ra gió mạnh, bão số 2 còn gây ra mối nguy khi để lại hệ quả về mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Thanh Hóa.

Cụ thể, tổng lượng mưa phổ biến ở Đông Bắc bộ và Thanh Hóa 70 - 150 mm, có nơi trên 300 mm; Tây Bắc bộ và Nghệ An 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

"Với lượng mưa lớn như vậy, kết hợp với lượng mưa trong thời gian vừa qua thì nguy cơ rất cao dẫn đến lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi, ngập úng tại khu đô thị nên trong những ngày tới chúng ta cần hết sức cảnh giác", ông nói.

Ông Khiêm đánh giá, bão số 2 là một cơn bão phức tạp bởi nó hình thành từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Sự phức tạp của bão thể hiện ở 3 điểm. Đầu tiên là hướng đi. Nếu tính từ thời gian hình thành đến trước khi đổ bộ vào Quảng Ninh (chưa đầy 36 tiếng), bão đã 5 lần thay đổi hướng.

Về cường độ, từ khi hình thành đến khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão tăng 1 cấp (cấp 9), qua đảo Hải Nam giữ nguyên cấp độ và vào vịnh Bắc bộ tăng thêm 1 cấp. Về tốc độ, bão số 2 cũng luôn thay đổi, ban đầu là 15 km/giờ, vào vịnh Bắc bộ nó di chuyển chậm lại khoảng 5 km/giờ.

Có thể bạn quan tâm

Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.