Mất bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ có được cấp lại bản chính hay không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một sinh viên tốt nghiệp Trường CĐ Du lịch Sài Gòn niên khóa 2011-2013 bị mất bằng tốt nghiệp, nay muốn xin cấp lại. Vậy việc cấp lại văn bằng tốt nghiệp trong trường hợp người học đánh mất được quy định ra sao?

T.T.H (quê Lâm Đồng) là cựu sinh viên khóa 2011-2013 của Trường CĐ Du lịch Sài Gòn. Sau nhiều năm, không may H. làm mất bằng tốt nghiệp nên xin được cấp lại.

Trả lời về vấn đề này, thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Sài Gòn, cho biết đối với trường CĐ, trung cấp trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, việc cấp lại bằng tốt nghiệp được thực hiện theo Thông tư quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, CĐ; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, CĐ của Bộ LĐ-TB-XH.

"Cụ thể, bản chính bằng tốt nghiệp chỉ được cấp một lần cho học sinh, sinh viên. Do đó, khi người học đánh mất bằng tốt nghiệp thì nhà trường chỉ cấp lại bản sao", thạc sĩ Quỳnh Xuân thông tin.

Bản sao bằng tốt nghiệp ĐH được cấp lại cho người học

Bản sao bằng tốt nghiệp ĐH được cấp lại cho người học

Tương tự, đối với bằng tốt nghiệp ĐH, trường hợp người học đánh mất bằng thì việc cấp lại được thực hiện theo Thông tư ban hành quy chế quản lý văn bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm, văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT quy định.

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho hay có nhiều trường hợp sinh viên bị mất bằng đã liên hệ với trường để xin được cấp lại.

"Tuy nhiên, theo quy định tại thông tư trên, văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ. Chính vì vậy, trường chỉ cấp lại bản sao đối với sinh viên làm mất bằng", tiến sĩ Tuấn chia sẻ.

Trường hợp mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp bản sao đã thay đổi, cơ quan đang quản lý sổ gốc sử dụng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người học.

Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công thương TP.HCM, nội dung của bản sao giống như bản chính thức, chỉ khác là có chữ "Bản sao". "Bản sao văn bằng, chứng chỉ này có giá trị pháp lý như bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác cho bản sao bằng tốt nghiệp ĐH", thạc sĩ Sơn cho hay.

Theo Mỹ Quyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.