Mang Yang: Đẩy mạnh nhất thể hóa chức danh cán bộ cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, huyện Mang Yang (Gia Lai) đẩy mạnh thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Mặc dù còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định nhưng đây là một chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Từ khi huyện Mang Yang chưa triển khai thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, bà Dương Thị Thu đã đảm đương vai trò này ở thôn Hà Ra, xã Đak Djrăng. Vì vậy, hơn ai hết, bà hiểu rất rõ những khó khăn và cả thuận lợi khi một người đảm nhiệm vai trò Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. “Một lúc 2 vai thì công việc nhiều nhưng điều thuận là chủ trương, nghị quyết của Đảng được đưa đến người dân nhanh hơn. Nếu trước kia, chi bộ phải tổ chức họp 2-3 lần thì nay chỉ cần họp 1 lần, sau đó có thể tuyên truyền, thông báo các chủ trương đến người dân. Nhưng mà muốn làm tốt cả 2 chức danh thì mình phải cố gắng và cần có sự ủng hộ của mọi người”-bà Thu chia sẻ.
 Bà Lê Thị Thu-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Linh Nham (xã Đak Djrăng) tiếp xúc với người dân. Ảnh: L.N
Bà Lê Thị Thu-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Linh Nham (xã Đak Djrăng) tiếp xúc với người dân. Ảnh: L.N
Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, thời gian qua, huyện Mang Yang đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể. Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn huyện có 21 Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn ở 80 thôn, làng, tổ dân phố vừa sáp nhập, chiếm 26% số Bí thư chi bộ đương nhiệm trên địa bàn. Huyện cũng đã có 47,5% số Trưởng thôn là đảng viên. Thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đều xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cần thiết để triển khai đến các xã, thị trấn. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, chủ trương này được lồng ghép với việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sáp nhập các thôn, làng, tổ dân phố. Nhiều địa phương đã thực hiện khá tốt chủ trương này, điển hình như xã Đê Ar với 8/10 Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn. Hay xã Đak Djrăng đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ nhất thể hóa 100% vị trí này. Ông Nguyễn Đồng-Phó Bí thư Đảng ủy xã Đak Djrăng-cho biết: “Để thực hiện tốt hơn nữa chủ trương này trong thời gian tới, Đảng ủy xã đang tập trung vào những giải pháp cụ thể. Trong đó, chúng tôi quan tâm đến việc cơ cấu, quy hoạch vào cấp ủy những đồng chí có năng lực, uy tín. Cùng với đó, chúng tôi có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đảng viên trong đội ngũ Trưởng thôn”.
Tuy nhiên, với đặc thù của huyện có tới 52% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, phần lớn Trưởng thôn vẫn chưa phải là đảng viên, lại cao tuổi thì việc tìm được người đảm nhiệm cùng lúc 2 chức danh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công việc của Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn khá nặng nề, trong khi chế độ phụ cấp chưa tương xứng nên nhiều đảng viên không mặn mà khi đảm nhận một lúc 2 vai. Bà Lê Thị Thu-Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Linh Nham (xã Đak Djrăng) cho hay: “Thực tế thì tôi cũng cố gắng làm theo năng lực và hoàn thành được nhiệm vụ nhờ có sự ủng hộ của các đảng viên trong chi bộ cũng như nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, tôi rất mong sẽ được đi học tập kinh nghiệm ở những nơi có cách làm hay, mô hình tốt để áp dụng tại địa bàn của mình. Tôi cũng mong có chế độ phụ cấp phù hợp để yên tâm công tác”.
Ngoài công tác tư tưởng, để chủ trương này phát huy hiệu quả, huyện Mang Yang cũng cần sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền nhằm làm tốt công tác nhân sự, đảm bảo sự đồng thuận. Cùng với đó, huyện cần ban hành quy chế quy định rõ chức năng nhiệm vụ của Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Trao đổi với chúng tôi về nội dung này, ông Nguyễn Văn Thăng-Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Mang Yang-cho biết: “Huyện vừa chỉ đạo, vừa động viên đội ngũ cán bộ thôn, làng, tổ dân phố. Tuy nhiên, huyện còn nghèo, một số chế độ cho đội ngũ này chưa được cải thiện, chưa thực hiện được. Thời gian tới, chúng tôi sẽ có đề xuất để thực hiện tốt chủ trương nhất thể hóa 2 chức danh này, phấn đấu đến năm 2020, huyện có 70% số Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn”.
LÊ NA

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.