Mang Yang: Đa dạng cây trồng để thích ứng với khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm ứng phó với tình hình khô hạn trong mùa khô, thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vận động, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, toàn huyện Mang Yang gieo trồng 1.255 ha, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó có 1.045 ha lúa nước, đạt hơn 99% kế hoạch; 138 ha rau màu, đạt 145% kế hoạch... Nhìn chung, các loại cây trồng trên địa bàn huyện đang phát triển khá tốt. Một số loại rau củ quả đã cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Một điểm thu mua trái cây tại tổ 9 (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Ảnh: Hoàng Cư
Một điểm thu mua trái cây tại tổ 9 (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang). Ảnh: Hoàng Cư


Thời điểm này, mực nước ở các sông suối, ao hồ, các công trình thủy lợi như: đập Ayun Thượng, đập Bờ Ngõ (xã Ayun), đập Đê Rơn, thủy lợi Đak Rớ (xã Đak Djrăng)... đảm bảo nước cung cấp cho cây trồng, nhất là cây lúa. Ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang-phấn khởi nói: “Năm nay, nguồn nước khá đảm bảo, thời tiết khá thuận lợi, không nắng hạn gay gắt kéo dài. Các ngành và chính quyền địa phương quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đặc biệt bà con nông dân nêu cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm”.

Tại thôn Linh Nham (xã Đak Djrăng), bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư nguồn vốn chuyển đổi cây lúa, cây cà phê kém hiệu quả sang trồng bắp giống mới, dưa hấu, chuối tiêu hồng...

Đang bày bán trái cây trên thùng xe công nông tại thị trấn Kon Dơng, anh Aron bộc bạch: “Mình và em là Blêk cùng ở làng Đak Bơt (xã Đak Trôi) thu gom hàng rồi chở đi bán dạo. Chuối mốc, chuối tiêu, mít đều do nhà mình và dân làng trồng, không sử dụng hóa chất nên tươi ngon, an toàn. Nhờ cải tạo vườn tạp, chuyển từ cây lúa, cây mì, cây bắp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả mà nhà mình không lo bị hạn hán như khi trồng lúa, lại cải thiện thu nhập”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Krung Dam Đoàn-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang-cho biết: “Tuy chưa xảy ra hạn hán nhưng lãnh đạo huyện vẫn chỉ đạo các xã duy tu, bảo quản các công trình hồ đập thủy lợi, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân sử dụng nước tưới trách nhiệm, hợp lý, tiết kiệm. Huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích bà con đa dạng hóa các loại cây trồng chịu hạn, tránh hạn và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, ký kết bao tiêu sản phẩm để nông dân sản xuất thực sự mang lại hiệu quả”.

 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null