Lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng thêm 5,3% so với năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là mức tăng lương tối thiểu năm 2019 đã được Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất trong phiên họp thứ 3 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) tổ chức sáng nay (13-8).
Theo đó, các thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018. Như vậy, tính theo các vùng quy định, người lao động được tăng từ 160 nghìn đến 200 nghìn đồng/người/tháng.
Ảnh minh họa, nguồn: XKLĐ ĐL.
Ảnh minh họa, nguồn: XKLĐ ĐL.
Phương án tăng 5,3% được các thành viên hội đồng tiền lương thống nhất để bỏ phiếu.
Theo ông Doãn Mậu Diệp-Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia - cho biết: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) đại diện cho người lao động (NLĐ) đề xuất mức tăng tối thiểu bằng với mức tăng năm 2018, là 6,1%. Trong khi đó, đại diện cho giới chủ, VCCI lại đề xuất mức tăng tối đa là 5,1%. Do vẫn còn mức chênh lệch, nên hai bên tiếp tục bàn thảo. Và phương án chốt được chọn là 5,3% để bỏ phiếu.
Kết quả bỏ phiếu, 100% Hội đồng tiền lương quốc gia đã đồng thuận tăng mức lương vùng 1 lên 4.180.000 đồng, vùng 2 lên 3.710.000đồng, vùng 3 lên 3.250.000 đồng, vùng 4 lên 2.950.000 đồng. Mức tăng bình quân là 5,3% so với mức tăng năm 2018.
Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu quyết định phương án tăng lương tối thiểu năm 2019. Ảnh: HH.
Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu quyết định phương án tăng lương tối thiểu năm 2019. Ảnh: HH.
Phát biểu sau khi chốt phương án mức tăng lương tối thiểu năm 2019, ông Hoàng Quang Phòng-Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng: Chúng tôi mong muốn tăng 5,1% hơn, nhưng do Hội đồng tiền lương quyết định nên chúng tôi cũng đồng ý mức 5,3%. Với mức tăng này, các doanh nghiệp sẽ phải phấn đấu để có thể đáp ứng được yêu cầu.
Ông Doãn Mậu Diệp- Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, ông hài lòng với mức tăng 5,3% trong năm 2019. “Đây là mức mà NLĐ ngoài việc bù trượt giá (4%/năm) thì vẫn còn có mức tăng trưởng, tích lũy. Và với mức này, DN cũng có thể chi trả được. Đây là mức tăng hài hòa, có thể làm hai cùng chấp nhận được” - ông Diệp nói.
Hoàng Hoan (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.