Bộ Nội vụ đề xuất tăng trợ cấp cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nội vụ đề xuất tăng mức trợ cấp lên 5 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi của cán bộ.

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.

Bộ Nội vụ đề xuất tăng mức trợ cấp lên 5 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (ảnh minh họa)
Bộ Nội vụ đề xuất tăng mức trợ cấp lên 5 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (ảnh minh họa)

Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị quy định: cán bộ còn dưới 24 tháng mới đến tuổi nghỉ hưu, nếu địa phương, cơ quan, đơn vị có khó khăn, không thể sắp xếp bố trí, thì cần chủ động làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ nghỉ công tác, cơ bản giữ nguyên chế độ và chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

Cán bộ không đủ tuổi tái cử hoặc có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì kịp thời giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện chính sách, Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi và được cấp thẩm quyền đồng ý thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định pháp luật về BHXH.

Cán bộ thuộc diện nêu trên còn được hưởng thêm trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Mức trợ cấp này được đề xuất cao hơn so với quy định hiện hành tại Nghị định 26/2015 là 3 tháng tiền lương.

Ngoài ra, cán bộ nghỉ hưu trước tuổi cũng được hưởng một số chế độ khác như: không bị trừ tỷ lệ lương hưu; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số 20 năm đầu công tác, có đóng BHXH; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Đồng thời tại thời điểm nghỉ hưu, nếu cán bộ đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2, thời gian nâng bậc lương trước hạn là 12 tháng. Đây cũng là điểm mới, vì nghị định hiện hành không quy định cụ thể về thời gian nâng bậc lương trước hạn.

Bộ Nội vụ cho hay, chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhằm kịp thời động viên, ghi nhận quá trình công tác, cống hiến của cán bộ.

Tuy nhiên, các chế độ, chính sách hiện hành đối với cán bộ thuộc diện này cơ bản tương đồng với chế độ, chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế. Cơ quan soạn thảo cho rằng cần nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp hơn, để làm nguồn động viên đối với cán bộ khi không tái cử, tái bổ nhiệm có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.

Với lý do đã nêu, Bộ Nội vụ đề xuất một số điểm mới như đề cập ở trên. Ngoài ra, cơ quan này còn đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng chính sách với một số đối tượng gồm: chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, thị xã, phường nơi thực hiện chính quyền đô thị; công chức giữ chức vụ bổ nhiệm có thời hạn; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã…

Đặc biệt, dự thảo đề xuất bổ sung quy định sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được áp dụng ngay chế độ, chính sách quy định tại nghị định này (theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an), thay vì phải đợi thông tư hướng dẫn riêng như hiện hành.

Theo Tuyến Phan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Thước đo sự hài lòng

Thước đo sự hài lòng

UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức công bố chỉ số cải cách hành chính của các sở, ngành, qua đó cho thấy nhiều cơ quan trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực cải cách chỉ số năng lực cạnh tranh để phục vụ người dân.