Lúa không phép, quảng cáo trên trời!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Ông Kiệt quảng bá lúa Thiên Đàng có công dụng như một thần dược trị được bệnh. Ảnh: T.K
Dù cơ quan chức năng xác định, giống lúa chưa được cấp phép, nhưng doanh nghiệp vẫn bán tràn lan. Thậm chí còn quảng bá giống lúa này như một thần dược có thể chữa được bệnh tật.
Lúa "lậu"
Gần đây, trên Youtube và mạng xã hội Facebook, có một giống lúa tên “Thiên Đàng” được quảng bá rầm rộ. Theo nội dung clip, vào tháng 11.2018, ông Bùi Tấn Kiệt (Ba Lực) đã “thỉnh” 2kg lúa giống “Thiên Đàng” từ miền Đông Bắc Thái Lan về Việt Nam gieo trồng. Chỉ trong thời gian ngắn, giống lúa này đã phát triển nhanh đến chóng mặt tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL, và cả miền Trung, miền Bắc với tổng lượng lúa giống 6.000 tấn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù là giống lạ, nhưng lúa "Thiên Đàng" đang được nông dân trồng rất nhiều, và lan rộng ra nhiều tỉnh thành như: An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp… Đơn vị bán lúa giống này là Công ty TNHH giống lúa Thiên Đàng được thành lập vào ngày 1.4.2019, có địa chỉ số 24, Quốc lộ 1A (ấp Phú Thạnh, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang); do bà Bùi Thoại Anh làm giám đốc. Còn ông Bùi Tấn Kiệt (cha của bà Thoại Anh) là đại diện công ty.
Vào tháng 6.2019, công ty hợp đồng với HTX nông nghiệp làng hữu cơ Hiếu Thuận (xã Hiếu Thuận, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long), sản xuất lúa và bán lại cho công ty với thời gian 3 năm (từ 2019 – 2022). Diện tích sản xuất là 20ha. Giá lúa giống công ty bán cho HTX là 40 ngàn đồng/kg. Lúa thu hoạch sẽ được công ty thu mua lại với giá từ 10 - 12 ngàn đồng/kg.
Sau khi ký hợp đồng, HTX Hiếu Thuận mới tá hỏa khi được cơ quan chức năng khuyến cáo ngưng sản xuất vì giống lúa chưa được cấp phép gieo trồng.
“Thần dược” chưa được cấp phép
Trước tình trạng lúa “Thiên Đàng” gây náo loạn, cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã vào cuộc điều tra, và phát hiện hàng loạt sai phạm.
Ông Trần Thanh Hiệp - Chánh thanh tra Sở NNPTNT tỉnh An Giang - cho biết: Qua thống kê, diện tích gieo trồng giống lúa “Thiên Đàng” (OM RUMA) trong vụ đông xuân 2019-2020 là 296,5ha. Tuy nhiên, giống lúa này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và công ty đã tự ý thực hiện ký kết với nông dân trong tỉnh để sản xuất, sau đó thu mua lúa nguyên liệu về phơi sấy, đóng bao lúa giống “Thiên Đàng” để tiếp tục quảng bá, cung cấp cho hộ dân nhằm mở rộng diện tích ở các vụ tiếp theo.
Làm việc với báo chí, ông Bùi Tấn Kiệt - đại diện Công ty Thiên Đàng nói: “Khi có nhiều lúa, đi đâu tôi cũng nói với mọi người, cây lúa này ngày sau một hạt gạo thôi cũng cứu được một mạng người” (?).
Ông Kiệt còn tuyên bố và khẳng định: Gạo này nếu ăn vô sẽ trị hết nhiều loại bệnh. Người nào bị bệnh ăn 1 hạt 5 phút sẽ hết sốt ngay. Còn bị bệnh nặng ăn 5 hạt sẽ khỏi.
Tuy nhiên, khi được hỏi cơ sở nào chứng minh gạo có thể trị bệnh, lập tức ông Kiệt đập bàn, dùng nhiều lời lẽ hăm dọa và đuổi phóng viên ra ngoài.
Qua làm việc với cơ quan chức năng tỉnh An Giang, công ty này thừa nhận giống lúa “Thiên Đàng” chưa được cấp phép. Ngoài ra, theo thông tin từ nông dân huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cung cấp, trồng lúa giống “Thiên Đàng” bị nhiễm đạo ôn và một số đối tượng dịch hại khác như muỗi hành, sâu lá… không giống như quảng cáo của công ty. 
Sử dụng giống “Thiên Đàng” gieo trồng là vi phạm pháp luật

Tỉnh An Giang đã có văn bản công khai giống lúa “Thiên Đàng” chưa có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và việc sử dụng giống này gieo trồng là vi phạm pháp luật.

Trần Lưu-Thiên Kim (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.