Lồng ghép nguồn vốn giúp hộ nghèo vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã lồng ghép nhiều nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Đa dạng sinh kế

Gia đình ông Liơch (làng Tnung-Măng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) là hộ nghèo, khó khăn về nhà ở. Tháng 6-2023, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, gia đình ông được hỗ trợ 44 triệu đồng để xây dựng nhà mới. Ông Liơch cho biết: “Được Nhà nước hỗ trợ cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các hội, đoàn thể về ngày công mà gia đình xây dựng được ngôi nhà kiên cố. Giờ chúng tôi không còn phải lo lắng mỗi khi mưa gió nữa”.

Thông qua chương trình giảm nghèo, gia đình ông Hoàng Đình Dũng (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) được hỗ trợ chuyển đổi sang trồng nhãn để cải thiện thu nhập. Ảnh: P.N

Thông qua chương trình giảm nghèo, gia đình ông Hoàng Đình Dũng (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) được hỗ trợ chuyển đổi sang trồng nhãn để cải thiện thu nhập. Ảnh: P.N

Trước đây, gia đình ông Hoàng Đình Dũng (thôn 2, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) cũng thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nguyên nhân là do đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên mùa màng thường thất bát. Thông qua chương trình giảm nghèo, gia đình ông đã được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên cuộc sống dần được cải thiện. “Sau khi chuyển đổi 1,5 ha mía kém hiệu quả sang trồng nhãn, gia đình được hỗ trợ vay vốn sản xuất, áp dụng kỹ thuật vào canh tác nên năng suất cây trồng tăng, thu nhập được nâng lên đáng kể. Mỗi năm, gia đình tôi thu được gần 200 triệu đồng từ vườn nhãn sau khi trừ chi phí”-ông Dũng chia sẻ.

Ông Đào Quốc Định-Chủ tịch UBND xã Kông Yang-cho biết: Trước đây, người dân trong xã chủ yếu trồng mía, mì, thu nhập rất bấp bênh. Vài năm trở lại đây, thông qua chương trình giảm nghèo, nhiều hộ được hỗ trợ để chuyển sang trồng nhãn, na Thái cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80% dân số, nay giảm còn 21,9%.

Gia đình bà Rơ Mah Yéo (làng Sung, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) cũng là hộ nghèo. Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình bà, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã hỗ trợ dê giống làm sinh kế. Bà Yéo cho biết: “Đầu năm 2021, gia đình được hỗ trợ 1 cặp dê sinh sản. Đồng thời, xã cũng tạo điều kiện để gia đình vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện mua bò về nuôi, mua phân bón cho 3 sào cà phê và 2 sào cao su. Hiện gia đình có 4 con bò, dê 6 con. Hàng năm, gia đình có tổng thu nhập 70 triệu đồng”.

Theo ông Rơ Lan Pêu-Chủ tịch UBND xã Ia Dơk, để làm tốt công tác giảm nghèo, xã đã lồng ghép các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Nhờ đó, số hộ nghèo của xã hiện còn 275 hộ, giảm 55 hộ so với cuối năm 2022.

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

Ông Đỗ Hà Quang-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Kông Chro-cho biết: Năm 2023, với 182 tỷ đồng từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, mở lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, huyện cũng đã đầu tư 15 công trình giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 22 tỷ đồng.

Người dân xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ thu hoạch điều. Ảnh: P.N

Người dân xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ thu hoạch điều. Ảnh: P.N

Còn ông Tăng Ngọc Trai-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ thì cho hay: Thời gian qua, huyện đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn được phân bổ triển khai đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cùng với sự ủng hộ của người dân nên mang lại hiệu quả rõ rệt. Bộ mặt các xã vùng sâu, vùng xa có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống người dân được nâng cao, góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Năm 2023, toàn huyện còn 2.001 hộ nghèo, chiếm 10,11%, giảm 419 hộ so với năm 2022.

Đến nay, toàn tỉnh còn 31.502 hộ nghèo, trong đó có 28.173 hộ nghèo là người DTTS (chiếm 21,05%). Số hộ cận nghèo toàn tỉnh là 35.749 hộ, trong đó có 27.876 hộ DTTS (chiếm 17,66%).

Theo ông Phạm Trần Anh-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: “Thời gian tới, Sở phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh phân cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, triển khai và giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó, chủ động, linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn để triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.