Lợi dụng phê bình để công kích hoặc xu nịnh cán bộ lãnh đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Chính trị đã có văn bản chỉ đạo về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. PGS Nguyễn Văn Giang, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, đây là bước đi cụ thể trong triển khai Nghị quyết Trung ương 4, triển khai các giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Đại hội XII. Chỉ đạo này cũng chính thức mở ra đợt phê bình lớn, đợt sinh hoạt chính trị lớn trong toàn Đảng.
 

PGS.TS Nguyễn Văn Giang.
PGS.TS Nguyễn Văn Giang.

Gắn phê bình với thanh tra, kiểm tra

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Giang, tự phê bình và phê bình lần này tạo nên hy vọng lớn trong toàn Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đồng thời cũng có nhiều thuận lợi.

Đó là sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. Cùng với đó, vừa qua, Trung ương đã phát hiện, xử lý bước đầu đối với sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ ở Hậu Giang, tiến hành kiểm điểm nghiêm túc kể cả cán bộ cấp cao theo tinh thần không có vùng cấm, không có khoảng trống cho bất kì ai. Điều này đang tạo ra niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân về đợt tự phê bình và phê bình lần này.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Giang cũng thẳng thắn cho rằng, thời gian qua, việc tự phê bình và phê bình chưa đúng với tinh thần và yêu cầu đặt ra, còn qua loa, hình thức, né tránh, ít hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên, tự phê bình và phê bình trong Đảng cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến cấp ủy các cấp, phải làm với tinh thần kiên quyết, cụ thể, có triển khai, kiểm tra, giám sát, tổng kết.

Cụ thể, theo PGS.TS Nguyễn Văn Giang, việc tự phê bình và phê bình cần tập trung tiến hành ở những nơi có biểu hiện suy thoái, nơi đang có dư luận bức xúc. Đồng thời kết hợp chặt chẽ việc tự phê bình và phê bình với thanh tra, kiểm tra, điều tra của các cơ quan chuyên trách. Trong quá trình kiểm điểm, khi thấy có biểu hiện suy thoái nghiêm trọng, có sai phạm thì cần dừng phê bình, chuyển sang thanh tra, kiểm tra để xử lý.

Người đứng đầu phải chủ động tự phê bình

Nhấn mạnh không thể phủ nhận tác dụng to lớn của tự phê bình và phê bình đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, song, PGS.TS Nguyễn Văn Giang cho rằng, có không ít trường hợp lợi dụng phê bình để công kích, hạ bệ những người mình không ưa hoặc lợi dụng phê bình để xu nịnh đối với cán bộ lãnh đạo.

Do vậy, thực hiện tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 tới đây cần nắm vững các nguyên tắc của tự phê bình và phê bình. Đó là tính Đảng, tính giáo dục, tính khách quan, trung thực, tính cụ thể, thiết thực. Trường hợp nào cố tình lợi dụng tự phê bình thì phải có biện pháp xử lý.

“Nếu không nắm vững, một là tự phê bình không đúng, biến tự phê bình thành công cụ để công kích người khác; Phê bình không khách quan, kịp thời; phê bình bằng cách tích lũy khuyết điểm rồi kết tội người khác. Những điều này đều là không đúng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng” - PGS.TS Nguyễn Văn Giang phân tích.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Giang, kinh nghiệm cho thấy, nơi nào làm tốt thì thường Bí thư cấp ủy rất gương mẫu, chủ động tự phê bình, tự giác trước thể cấp ủy để làm gương, trên cơ sở đó mới đến ban thường vụ, cấp ủy. Điều này tạo không khí dân chủ, tin tưởng trong tự phê bình và sẽ bảo đảm thành công. Ngược lại, nơi nào người đứng đầu không trung thực, không sẵn sàng tự phê bình thì chắc chắn chất lượng sẽ rất hạn chế.

PGS.TS Nguyễn Văn Giang khẳng định, đợt tự phê bình và phê bình lần này tạo nên hy vọng lớn trong toàn Đảng, toàn dân về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng. Song nếu không làm tốt sẽ sinh ra hiện tượng “nhờn thuốc” trong công tác cán bộ.

Do vậy, nếu thông qua tự phê bình và phê bình mà phát hiện, xử lý được tiêu cực, sai phạm với những địa chỉ cụ thể, cá nhân cụ thể sẽ tạo ra niềm tin mới trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.