Liệu pháp miễn dịch trị ung thư sắp được ứng dụng cho nhiều bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cách thức chính của liệu pháp này là kích thích hệ miễn dịch để chống lại ung thư. Với cơ thể khỏe mạnh, nó giúp xác suất bị ung thư giảm đi.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc giao lưu “Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư” được tổ chức tại Đại học Y Hà Nội mới đây, GS.TS Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, cho biết chương trình thử nghiệm liệu pháp miễn dịch trên người bệnh ung thư kết thúc vào cuối năm nay. Hiện, khoảng 60 người bệnh được áp dụng phương pháp này, bắt đầu từ cuối năm 2017.
“Dự kiến cuối năm nay, chương trình sẽ kết thúc, báo cáo Bộ Y tế để đánh giá hiệu quả trước khi ứng dụng rộng rãi”, GS Tạ Thành Văn cho hay.
 
GS.TS Tạ Thành Văn là học trò Việt đầu tiên của giáo sư Tasuku Honjo (sinh năm 1942, Đại học Kyoto, Nhật Bản), có hướng đi khác trong việc trị liệu miễn dịch ung thư, đang được thử nghiệm ở nước ta. Ảnh: Việt Hùng.
PGS.TS Trần Huy Thịnh, Phó trưởng Bộ môn Hóa - Sinh, Đơn vị Tế bào trị liệu - Đại học Y Hà Nội, cho biết thêm biện pháp điều trị miễn dịch đang được triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K trên một số loại hình ung thư chính, gồm ung thư phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng. Các bệnh nhân tham gia chủ yếu mắc ung thư ở giai đoạn 3 và 4.
Cách thức chính của liệu pháp này là kích thích hệ miễn dịch để chống lại ung thư. Với cơ thể khỏe mạnh, nó cũng giúp xác suất bị ung thư giảm đi, cơ hội điều trị tăng lên.
“Khi triển khai, chúng tôi mong muốn cung cấp biện pháp điều trị ung thư với cách tiếp cận khác. Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp liệu pháp điều trị miễn dịch với các biện pháp khác nhau, sau đó điều trị toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh”, PGS Thịnh cho biết.
Cũng theo ông Thịnh, thời gian tới, nhóm nghiên cứu có buổi kiểm tra, đánh giá cụ thể về liệu pháp điều trị miễn dịch, sẽ được hội đồng chuyên môn Bộ Y tế thông qua, từ đó xác định trường hợp bệnh nhân cụ thể để điều trị.
GS Tạ Thành Văn chia sẻ liệu pháp miễn dịch trị liệu đang thử nghiệm là kế thừa các nhà khoa học trên thế giới. Các bác sĩ thực hiện phân tách tế bào thông qua việc lấy 10-30 ml máu có chứa hàng triệu tế bào. Chúng sẽ được nhân lên thành nhiều tỷ tế bào sau 2 tuần. Nếu tế bảo bệnh nhân đủ khỏe, nó nhân được lên tới 10 tỷ. Như vậy, sức đề kháng của bệnh nhân tăng đáng kể. Sức đề kháng tăng, ung thư cũng bị tiêu diệt, bệnh khác bị loại trừ.
“Kết quả ban đầu cho thấy triệu chứng lâm sàng bệnh nhân được cải thiện khá tốt làm tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì liệu pháp điều trị theo y học cá thể nên có bệnh nhân đáp ứng rất tốt, song có những người đáp ứng kém hơn”, GS Văn nói.
Hà Quyên (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.