Liên kết để phát huy giá trị Quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 15-8, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo các huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, Chư Sê, thị xã An Khê và một số sở, ban, ngành liên quan bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc bảo tồn, đầu tư tôn tạo để khai thác du lịch tại Quần thể Di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo và Khu Du lịch thác Phú Cường. Dự buổi làm việc có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà.
 Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: H.N
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: H.N
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung báo cáo tình hình thực hiện các nội dung liên quan đến Quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo như: quy trình, thủ tục lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với Quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo; lập hồ sơ nâng hạng Di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng, Gò Đá tại thị xã An Khê từ cấp tỉnh thành Di tích cấp Quốc gia; thông tin về việc công nhận hiện vật Rìu tay An Khê không đáp ứng đủ tiêu chí để được công nhận là Bảo vật Quốc gia… Bên cạnh đó, thực hiện nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 2085-CV/TU ngày 19-11-2018, các địa phương đã báo cáo kết quả công tác phát triển du lịch tại Quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo. Theo đó, thị xã An Khê đang triển khai thủ tục dự án tu bổ quần thể di tích, khôi phục và nâng tầm một số lễ hội trên địa bàn thị xã; dự kiến trong năm 2020 sẽ xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cửu An (địa phương có vườn dâu đỏ), tổ chức hội chợ nông sản kết hợp du lịch. Các huyện: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ cũng có nhiều hoạt động, kế hoạch tu bổ, nâng cấp các di tích thuộc Quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo trên địa bàn. Bên cạnh đó, Sở Giao thông-Vận tải chủ trì phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng các địa phương phía Đông tỉnh tổ chức khảo sát nghiên cứu hiện trạng các tuyến điểm du lịch, trên cơ sở đó lập báo cáo, đánh giá kỹ thuật đầu tư hạ tầng du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt. Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cũng trình bày những khó khăn, vướng mắc về hạ tầng giao thông, nâng cấp di tích, liên kết trong phát triển du lịch giữa các địa phương phía Đông và vùng lân cận.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang yêu cầu các sở, ngành cùng với các địa phương cần có sự phối hợp, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc để sớm phát huy giá trị di sản. Khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ di tích và các thủ tục để trình cấp thẩm quyền sớm công nhận Di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng, Gò Đá tại thị xã An Khê là Di tích Quốc gia cũng như Quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo sớm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Các sở, ngành sớm giải ngân kinh phí, tạo điều kiện để An Khê nhanh chóng triển khai thực hiện công tác đầu tư, tôn tạo, bảo tồn di tích; trong đó  tập trung cải tạo, nâng cấp con đường chính dẫn vào An Khê đình, An Khê trường rộng rãi, cảnh quan đẹp mắt. Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị dành một phần kinh phí đã được phân bổ để xây bờ kè, tường rào, cổng chào, làm khuôn viên để Miếu Xà xứng đáng là điểm dừng chân của du khách. Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các địa phương phía Đông tỉnh nắm lại thông tin về Đền thờ Yă Đố, nên đặt ở đâu cho phù hợp và đúng với lịch sử hình thành. Tại Cánh đồng Cô Hầu-di tích nằm trên địa phận huyện Kbang, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu địa phương khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, nhất là trồng lúa, mít trên cánh đồng, tái hiện câu chuyện Yă Đố trồng cây lương thực nuôi quân; làm đường quanh cánh đồng để du khách có thể di chuyển thuận tiện. Các địa phương cần đồng lòng, liên kết thực hiện nhằm phát huy giá trị của quần thể di sản trong phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao mức sống cho người dân.
Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.