Lì xì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ba ngày mưa xuân lất phất, gió lùa từng cơn lạnh ngắt. Năm nào cũng vậy, đầu năm luôn có mưa và lạnh. Người già hay nói hễ đầu năm mưa xuân thì cả năm đó sẽ thuận trời. Thuận trời được mùa cây cối tốt tươi. Qua ngày mùng bốn trời chợt tạnh và có nắng ấm. Nắng vàng như khóm hoa vạn thọ đang bung nở ngoài sân. Nắng lên, tiếng chim líu lo, rộn rã tiếng cười trẻ nhỏ. Tết, ai cũng mong trời nắng ấm. Nắng ấm người lớn đi chúc tết, thăm bà con. Nắng ấm con nít được tung tăng đi chơi đây đó.
Minh họa: HIỂN TRÍ

Minh họa: HIỂN TRÍ

Dượng Ba cỡi chiếc xe Honda dựng bên bụi tre trước ngõ, thong thả từng bước lên những bậc tam cấp đá xanh. Có khách đến nhà, chị em tôi chạy ra sân vòng tay trước ngực mau mắn. “Dạ thưa dượng Ba năm mới!”. Tôi cũng chào theo chị như cái máy: “Dạ thưa dượng Ba!”. Dượng xoa đầu hai chị em tôi, trìu mến: “Hai con mau lớn. Bé Hai xinh gái quá!”. Tôi chờ dượng khen câu tương tự như khen chị Hai nhưng cậu chỉ nhìn tôi cười. Mẹ tôi đang nấu nướng ở nhà dưới cũng bước ra: “Chào dượng năm mới!”. “Em chào chị năm mới”.

Dượng Ba là chồng của dì. Dì Ba bà con xa, nhà cũng ở xa. Bà con xa nên mùng bốn dượng mới tới nhà. Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. Mùng bốn trở đi mới thăm bà con xa và bạn bè. Thăm chơi tết cũng theo đúng phép tắc trước sau.

Dượng Ba ngồi cắn hột dưa, nói chuyện cười đùa với ông bà. Dượng uống gần hết cốc nước trà nóng. Mẹ ở nhà dưới tét đòn bánh tét, xắt dĩa thịt phay, nướng cặp nem. Mùi lá nem nướng cháy sém thơm lựng, cồn cào cả ruột. Tết, khách đến chơi nhà thường được dọn bánh ngọt hột dưa. Trong lúc khách cắn hạt dưa trò chuyện, chủ nhà chuẩn bị mâm bánh mặn. Nhà có khách đàn ông hay khách có tuổi thì dọn cặp nem để uống ly rượu năm mới. Ly rượu năm mới thắt chặt tình thân.

Khi nhà có khách, chị Hai và tôi ra ngoài ngõ chơi. Chị em tôi thường làm vậy để chỗ người lớn nói chuyện. Lảng vảng lên nhà trên, chỗ người lớn nói chuyện là vô phép, không nên. Đến bữa nhà dọn cơm cho khách, nếu quá bữa chị em tôi chỉ được ăn cơm ở nhà dưới.

Hai chị em chơi ngoài bụi tre trước ngõ. Trời tạnh nắng ấm, mấy đứa bạn trong xóm tới ngõ nhà tôi cùng chơi mấy trò chơi dây thun. Thằng Tí con Út mang quấn con tít dây thun to dài trên cổ. Dây thun mới sáng bóng. Con tít thắt năm chắc phải nhiều dây thun lắm. Nhìn con tít dây thun mới cũ dài ngắn thắt năm thắt ba sẽ biết con nhà giàu nhà nghèo. Bao nhiêu tiền lì xì chúng cũng dành mua hết dây thun mới. Hết tết dây thun chỉ làm ná bắn chim hay cho đám con gái nhảy dây.

Trời cũng đã trưa. Chị em tôi vừa chơi vừa trông chừng khi nào khách về, bụng đói meo. Khách về chúng tôi sẽ được ăn dĩa bánh tét còn thừa. Một dĩa năm lát bánh, bốn lát hình hoa thị, lát thứ năm để chồng lên chính giữa bốn lát kia. Dĩa bánh giống như bông hoa bốn cánh. Lát bánh tét viền màu xanh của lá chuối sứ điểm nhưn đậu đen thịt heo mỡ ở giữa thơm béo ngậy, ngon tuyệt vời. Chủ nhà cùng khách ăn vài lát, sẽ còn lại vài lát. Chủ nhà niềm nở mời nhưng khách chỉ dùng lấy thảo.

Nghe lâu quá, tôi giả bộ lấy cớ chạy vào nhà dưới uống miếng nước, coi thử khách sắp xong bữa hay chưa. Tiếng chén đũa khua trên mâm, chắc chắn mẹ đang dọn xuống. Nước không nóng lắm nhưng tôi vừa thổi vừa nhấp từng ngụm nhỏ. Lát sau mẹ cũng bưng mâm xuống. “Con uống nước chi lâu vậy?”. “Dạ, nước nóng quá!”. “Sao không pha thêm nước nguội?”. Mẹ đặt chiếc mâm lên bàn ăn. Vừa uống nước, tôi liếc mắt dĩa bánh tét. Quả đúng như dự đoán, dĩa bánh như bông hoa rụng mất hai cánh.

Những tưởng mẹ sẽ cho chị em tôi phần bánh thừa còn lại. Nhưng không. Mẹ lấy đòn bánh tét dở, chậm rãi lột lá chuối. Miệng mẹ ngậm một đầu lạt mảnh, tay cầm đầu lạt kia tét đúng hai lát sắp lại cho đầy dĩa bánh như cũ. Sửa cho lát bánh ngay ngắn, mẹ lấy chiếc rổ lồng úp lên chắc chắn. Dĩa bánh thành mới nguyên, mẹ để đó khi có khách tới sẽ dọn. Tôi chạy ra ngõ, buồn xo. Trông thấy tôi chị hỏi: “Thua mới có mấy dây thun mà buồn vậy à?”. “Vì đó là dây thun mới!”. Dượng ra sân dòm quanh: “Mấy đứa nhỏ đi đâu hết rồi không thấy hè…”. Tưởng dượng nhờ làm gì, chị em tôi chạy vào: “Dạ có chi không dượng?”. “Bé Hai xinh gái quá. Ước chi dượng cũng có một đứa con gái như bé Hai”.

Lần nào gặp dượng Ba cũng khen chị Hai. Dượng muốn có một đứa con gái nên ráng tìm mãi, được những bốn đứa con trai. Năm mới này dì lại sắp sinh, ra thêm một đứa con trai nữa thì lo. Dượng nói, con trai là con của người ta con gái mới là của mình. Rồi dượng Ba rút tờ tiền dúi cho chị Hai. Chị ngại ngùng chạy vô nhà. Dượng Ba bước theo. Chị Hai chạy lên giường lấy chiếc mền trùm đầu lại kín mít. Dượng vén mép mền nhét tờ tiền gấp tư vào trong cho chị. Chị bẽn lẽn đẩy tờ tiền ra bên ngoài.

Tôi đứng gần đó, khẽ cười buồn. Ai đời lại trốn trong chiếc mền. Trốn mà chị ngồi thù lù trên giường ai cũng nhìn thấy! Nhìn đồng tiền cạnh chị Hai, tôi ước ao. Nếu mình được lì xì tờ tiền mới như thế tôi sẽ cất kỹ trong bị áo ngực. Tôi sẽ không mua dây thun và không mua bánh kẹo. Hết tết tôi sẽ bỏ tiền trong chiếc bùng binh con cá bằng nhựa xanh đã cũ. Chiếc bùng binh cũ nhưng sẽ giữ được tờ tiền luôn mới…

“Con cầm đi, cầm lấy hên cho dượng!”. Dượng lì xì cho chị Hai lấy hên để dượng sinh con gái. Xóm này làng này ai cũng thích sinh con trai nối dõi tông đường còn dượng thích có được một đứa con gái. Ai thiếu gì thì thèm nấy kiểu như nhà giàu thích củ sắn khoai xáo cơm còn nhà nghèo chúng tôi suốt ngày khoai sắn trừ cơm ước được một bữa cơm không.

Dượng chưa về nên chị vẫn còn ngồi trùm mền. Chiếc mền có lỗ rách nên chị vẫn hé mắt nhìn ra được bên ngoài. Tôi đi ngang giường ngắm tờ tiền lì xì. Nếu tôi là chị Hai tôi sẽ tung mền ngồi dậy chạy đi khoe với bạn bè trong xóm rằng mình được lì xì tờ tiền to mới tinh. Nhưng tôi đâu phải là chị Hai. Con nít được cho tiền thì ngại ngùng lắm. Ai cho gì cũng không lấy, làm bộ nhưng trong bụng lại ưng. Người lớn thì thích những đứa trẻ “khó”, cho như thế mới có giá. Cho tiền mà chưa đưa trẻ đã cầm chẳng thú vị tẹo nào.

Cuối cùng thì dượng Ba cũng về. Khi tiếng xe máy nhỏ dần nơi cuối con dốc nhỏ, chị Hai rón rén ngồi dậy như sợ ai đó bắt gặp. Chị lau vội mặt, cầm đồng tiền gấp tư chạy ra ngõ. Tôi đang chơi tán tiền kên ăn dây thun với bạn. Chị đến vỗ vai tôi: “Chị cho em nè!”. Tôi nhìn lên, chị cầm tờ tiền lúc nãy dượng Ba cho. Tờ tiền mới tinh cạo đứt cả râu: “Dượng lì xì cho chị, em không lấy đâu!”. “Nhưng chị Hai cho em”…

Không thể nào tôi nhận đồng tiền đáng ra là của chị Hai. Tôi lắc đầu nhưng chị cứ dúi đồng tiền vào tay. Chẳng lẽ tôi chạy vào nhà trùm mền trốn như chị Hai lúc nãy? “Chị nhận lấy hên cho dượng Ba sinh con gái. Hay là chị cất đi, sang năm chị lì xì lại cho con gái của dượng…”. “Ừ hay đó!”. Chị Hai gởi nhờ tờ tiền mới tinh vào bùng binh con cá bằng nhựa của tôi. Hai chị em tôi thầm mong cho dượng gặp hên. Sang năm biết đâu quá hên, dượng Ba sẽ lì xì cho cả tôi.

https://baoquangnam.vn/truyen-ngan/li-xi-137576.html Xem link nguồn

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Minh họa: Huyền Trang

Mùa xanh vào giêng hai

(GLO)- Như một câu thơ bất chợt ngân lên, rồi líu ríu theo chúng tôi suốt cả chặng hành trình, khi mùa xuân đang ở độ thật đầy đặn, thật viên mãn: Mùa xanh vào giêng hai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.