Sương tan - Truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xếp đống công việc lại. Ngồi ngây ra một lúc. Cô chợt nhớ đến một vùng đất đã lâu lắm chưa trở lại.

Cuối cùng thì cô cũng sắm đủ một bộ câu thả, gồm một cần câu bằng trúc dài một mét rưỡi, một dây cước màu xanh trong, một chùm lưỡi câu sáng loáng. Cô còn mua được cả một chiếc xẻng dân dụng nhỏ xíu và một vài thứ lặt vặt khác. Không quên một túi khẩu trang và vài vật dụng cần cho việc phòng tránh dịch bệnh. Bây giờ khẩu trang lại là vật bất ly thân hơn mọi thứ vật dụng khác.

Cô chuẩn bị chuyến đi với sự hồi hộp như lũ trẻ được đi cắm trại.

Dịch bệnh đã khiến mọi thứ đông cứng lại trong một cái hộp gọi là không gian giãn cách. Nhưng, cô đã có cái mẩu giấy chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vắc xin. Có thể đi đâu đó và tự chăm sóc cho mình.

Sáng sớm, cô dậy và rón rén đi ra khỏi nhà, mặc dù căn nhà nhỏ chỉ có mình cô.

Cô bước lên xe, tìm một góc ghế còn trống. Chiếc xe khách lại lắc lư đi tiếp. Một vài người tò mò nhìn cái cần câu thò qua miệng túi lưới. Trong đống thùng các tông chồng chất cuối xe, ló ra một gương mặt đen nhẻm lơ thơ vài sợi tóc. Chiếc mặt nạ Đường Tăng lủng lẳng ở cổ khiến cô nhận ra đó là một thằng nhóc. Và cô có cảm tưởng cậu bé nâng niu chiếc mặt nạ hơn chính gương mặt của mình. Nó không chịu đeo khẩu trang như người lớn. Nó nhoẻn cười với cái cần câu rung rung ở tay cô.

Chỉ một lát, chiếc xe khách đã rời khỏi thành phố bụi bặm, chớm vào địa phận của một vùng trung du với những quả đồi nhấp nhô màu xanh của cây và màu đỏ của đất bazan. Sương đã tan. Khi đó nắng chợt bừng lên soi rõ những hạt bụi li ti vần vũ trong khoảng không gian phía trên con đường trải nhựa bóng loáng. Hai bên đường, những hàng thông mới nhú xanh nõn nà. Trải rộng khắp quả đồi là bạch đàn trắng, thân gầy guộc với những chiếc lá nhỏ xinh như những ngón tay khẽ rung rung. Đôi chỗ một chú chim liếu điếu vù lên khỏi mặt đồi. Một vài cánh bướm điệu đàng chập chờn trên những bông hoa mâm xôi đỏ lựng.

Cô ngoảnh nhìn xuống cuối xe. Thằng bé đã ngủ gật trên đống thùng các tông. Mỗi khi xe xóc nhẹ, chiếc mặt nạ Đường Tăng lại nảy lên trùm kín gương mặt gầy guộc. Khi ấy dường như có thứ ánh sáng diệu kỳ nào tỏa lan khiến toàn thân thằng bé sáng bừng.

Nếu kia không phải là mặt nạ Đường Tăng mà là Tề Thiên Đại Thánh thì sao nhỉ? Nó sẽ nhếch mép chế giễu cô. Nó sẽ bảo rằng ta đã tu luyện hơn năm trăm năm dưới quả núi khổng lồ, lại chịu bao gian truân mới đưa được thầy ta đến Tây Trúc lấy kinh, lẽ nào chỉ để dạy cho nhà ngươi biết trái đất này quả là đẹp?

Cô mỉm cười, không biết rằng đã lâu lắm cô không có được nụ cười như vậy.

Cô quyết định xuống bến Dâu là bến cuối cùng của chặng đường. Cô sẽ nghỉ luôn ở khu nhà lều dành cho khách du lịch, ở đó có thể buông câu ở hồ ngay cả ban đêm. Tuy nhiên, cô vẫn biết trước sự mạo hiểm của mình.

Cô ngồi phệt xuống đất, gạt mồ hôi.

Nắng đã lên rực rỡ khắp thung lũng Mơ. Cô khoan khoái nghiêng người đón từng làn gió mát rượi thổi tới từ mặt hồ xanh thẳm ngay phía dưới tầm mắt. Rồi cô thay một đôi giày thể thao; với đôi giày này thế là cô đã rút bớt khoảng không gian ngăn cách giữa cô và mọi người. Nó tố cáo vóc dáng trẻ trung nhanh nhẹn của cô. Cô không thể không đi nó vào lúc này, cũng chính vì cô không nhận ra rằng ánh nắng rực rỡ, bầu trời xanh thẳm và hết thảy mọi thứ xung quanh đang làm cho da dẻ cô hồng hào trở lại.

Cuối cùng cô cũng kiếm được một chiếc lều lợp kiểu người Thái, kề bên hồ. Ngay sau lều, chếch ra ngoài một chút là khu căng tin. Ở đó mọi người nhìn cô với con mắt dò xét, nghi ngại. Nhưng chính vì vậy mà cô cảm thấy an toàn hơn. Cô ném đồ đạc vào lều rồi lao ra hồ.

Lúc này dường như bầu trời bị thu hẹp bởi muôn vàn tia nắng óng ả rót xuống vùng lòng hồ. Phía trên cao, trên những hẻm núi của dãy Hươu Trắng, một vài con thác đổ xuống hồ lấp lóa ánh bạc. Tiếng thác đổ vang ầm ầm và nếu nghiêng người áp tai xuống cô còn có thể nghe thấy tiếng lóc bóc của đàn thiên nga đứng gác cổng trời. Có lẽ vì thế mà con thác cao nhất ở đây được dân địa phương gọi là Cổng Trời. Còn hồ nước xinh xắn này, ắt hẳn thiên nga đã đùa vui và tắm táp đặc hồ nên có tên là hồ Thiên Nga.


 

 


Gió từ trên núi cao thổi tới từng chặp. Thoảng trong gió mùi hương tinh khiết của cỏ mật. Những thảm cỏ mật trải dài khắp thung cỏ trên sườn núi.

Cô xoay người duỗi chân lên cỏ. Những con kiến đen bò lổm nhổm khắp mặt cỏ, rồi bò lên người cô. Mùi kiến hăng hắc. Cô hít sâu vào ngực mùi rễ cây, mùi đất, cả hương vị tanh tanh hắt lên từ mặt hồ. Duỗi nốt cánh tay xuống cỏ, cô ngả người dưới bầu trời tràn ngập nắng, thoang thoảng những cơn gió hanh heo thổi tới từ nơi xa vời. Đôi mắt cô khép lại và toàn thân tựa hồ như được mặt đất vỗ về trìu mến.

Chiếc xẻng nhỏ xíu được lách nhẹ nhàng xuống lớp đất xốp. Dưới lớp lá mục, dưới những rễ cây cỏ nhằng nhịt, lộ ra lớp đất màu nâu mịn màng, lúc nhúc những con giun hồng hồng và trơ trụi. Cô định thò tay kéo những thân giun bị đứt từng khúc lên nhưng chợt rùng mình. Những con giun quằn quại vì bị xắn đứt thành từng khúc. Chúng vẫn cố chui sâu xuống đất để không bị lật ra trần trụi dưới mặt trời.

Cô ngây người ra như kẻ mắc chứng mộng du.

- Ồ, những chú giun rất vừa để làm mồi câu. Chúng không quá to...

Tiếng nói hồn nhiên vang lên ngay phía sau cô. Cô ngoảnh lại, nhận ra cậu bé đã đi cùng chuyến xe.

Nó tiếp tục nhận xét:

- Người lớn hầu như ai cũng kỳ quặc, nhất là phụ nữ, sợ cả những con giun.

Lần này thì chiếc mặt nạ Đường Tăng đã lấp kín gương mặt.

Cô nhếch miệng:

- Thế thì sao nào, nhóc?

Thằng bé ngồi thụp xuống:

- Để cháu móc mồi cho. Cháu cũng rất thích câu cá.

Nó thoăn thoắt nhét từng con giun vào chiếc ống bơ. Rồi dứt một khúc cài vào ngạnh câu. Thằng bé làm nhanh và thành thạo, gương mặt bị chiếc mặt nạ che kín chỉ còn thấy đôi mắt nhấp nháy. Xong nó đưa cần câu cho cô, mặt nghênh nghênh.

- Cô thả câu đi, cháu ngồi xem, được không? Cháu đã đeo cái khẩu trang của cháu rồi nhé.

Chiếc móc câu được tung xuống nước. Đến một độ sâu, phao bị giữ lại và cứ thế đứng yên chờ nghênh chiến. Cô và thằng bé đều im lặng. Hình như nó cố gắng không làm phiền đến cô. Vì thế mà nó cứ ngọ ngoạy không ngừng. Có một con cá nào đang lượn lờ quanh miếng mồi, nhưng thận trọng tới nỗi chỉ lia qua lia lại nên chiếc phao cũng chỉ khẽ động đậy.

Cô thì thầm:

- Nhà cháu ở gần đây à?

- Vâng!

- Sáng nay cô thấy cháu đi một mình từ thành phố về.

- Đôi khi trẻ con cũng có những công việc phải tự giải quyết.

Nó trả lời khẽ khàng, y hệt một cụ già.

- Bố cháu khoét lộc nhung sâu quá nên con hươu đực bị chết. Con hươu cái có tên là Sao suốt ngày ủ rũ, cứ chạy vòng quanh chuồng. Cháu lên thành phố bán nhung cho người quen của bố, nhưng họ không tin là thật.

Cô chợt nghe tiếng thở dài. Chiếc phao lại khẽ động đậy. Rồi xoay qua xoay lại. Đột nhiên nó bị lôi bủm xuống lòng nước. Cô luống cuống, mặt tái lại vì ngạc nhiên và hồi hộp. Lâu lắm rồi cô không được chìm trong niềm hân hoan kỳ lạ. Cô giật tung dây câu. Một chú cá măng trắng bị kéo một nửa người lên khỏi mặt nước rồi lại rơi tõm xuống mất dạng. Mặt cô đỏ bừng. Mồ hôi túa ra khắp cơ thể.

- Ái chà - thằng bé tặc lưỡi - Cô giỏi gớm.

Cô phì cười:

- Thôi cháu cầm cần câu thử vận đi vậy. Cho cháu câu một con trước nhé.

Bàn tay đen nhẻm nắm lấy cần câu thành thục, lại một mồi giun nữa ngọ ngoạy ở lưỡi câu. Thằng bé đứng dậy tung dây ra xa. Chiếc phao bập bềnh gần một búi cỏ chồi lên từ đáy hồ. Lần này thì cả hai đều thận trọng hơn, im lặng tuyệt đối và mắt đăm đắm nhìn theo chiếc phao.

Chỉ trong nháy mắt chiếc phao đã động đậy, rồi trong khoảnh khắc bất ngờ nhất, nó lao đi và chìm nghỉm.

- Mày chết này!

Chiếc dây câu được giật tung lên. Một tiếng vút như gió xé. Trên bãi cỏ, một con cá rô vàng ươm giãy đành đạch. Thằng bé ngoảnh nhìn con cá, cười hỉ hả.

- Ai bảo ăn tham lắm vào.

Cô chộp con cá cho vào xô nước. Một chút máu hồng loang trong lòng xô.

- Nó bị thương - Cô sẽ chặc lưỡi.

Thằng bé nhìn cô tò mò:

- Sao cô lại đến đây một mình? Mà đi câu cá lại còn thương cá?

- Ừ.

- Cháu hay gặp những người đến đây câu, cũng có người đi một mình. Nhưng toàn là đàn ông.

Gần kề bên cô là những cành hoa mua màu tím sẫm, không mùi thơm nhưng thật dịu dàng. Một đôi con chuồn chuồn kim cố rướn người bám vào nhành tơ hồng mềm mại rải trên những đám hoa xấu hổ.

- Chốc nữa cô sẽ thả con cá này xuống hồ.

Cô tuyên bố. Thằng bé trố mắt nhìn cô.

- Cháu không hiểu người lớn. Cháu không sao hiểu nổi.

Tiếng con cá giãy lóc bóc trong xô nước.

- Tại sao người lớn lại rắc rối đến thế. Thôi cháu phải về rồi.

Cô phì cười về sự già nua của “chiếc mặt nạ Đường Tăng”. Thằng bé vụt chạy đi, đột ngột như lúc nó đến.

*

Nửa đêm hôm đó cô tỉnh giấc trở dậy. Cô mở cửa nhà lều bước ra phía hồ. Sương đêm lóng lánh trên những cọng cỏ, dưới muôn ngàn ngôi sao nhấp nháy...

Lần này cô ngồi móc giun một cách thành thạo, không còn cảm thấy ghê sợ. Cô tung mồi câu xuống nước và ngồi chờ. Muỗi bắt đầu bay vo ve xung quanh. Mùi hương kỳ lạ của đêm bao trùm lên bóng dáng của người đàn bà đã để lại phía sau mình bao vui buồn.

Nhân viên khu nghỉ mát vào phiên gác đêm đến gần cô.

- Này chị gì ơi. Đêm ở hồ có khí lạnh. Chị nên vào nhà đi.

Rồi anh ta lẩm bẩm:

- Nom người thế mà dám đi nghỉ một mình.

Tiếng cá quẫy dưới lòng nước. Dây câu căng nặng. Cô giật mạnh chiếc cần câu làm tóe những giọt nước lên mặt. Một con cá quả oằn mình dưới ánh sao đêm.

Người nhân viên đến gần cô.

- Chị muốn tôi ngồi cùng không?

Cô lắc đầu:

- Tôi thích một mình! Xin lỗi anh.

Anh ta cũng lắc đầu:

- Thời buổi bây giờ công nhận hay nhỉ. Dịch bệnh đang lan tràn…

Cô hất bàn tay xa lạ đặt lên vai mình:

- Anh nhầm rồi!

- Không, tôi chỉ nhắc chị nên cẩn thận kẻo bị cảm lạnh.

Rồi anh ta lảng ra xa.

Cô vơ lá và cành khô nhóm lửa. Lửa bập bùng nhảy nhót. Nghĩ một lúc, cô tóm con cá trong xô, ném xuống mặt hồ.

“Để mày về với gia đình của mày đón xuân mới nhé”.

Cô nhìn ngọn lửa đỏ rực giữa đêm đông thanh tịnh. Lòng nhẹ nhõm.

Rồi một cơn gió thoảng qua làm bay tung tro tàn lên bầu trời. Sương đang tan. Trên cao lồng lộng, những ánh sao lặng lẽ thắp sáng.

Mùa mới sắp về.

 

Theo VÕ THỊ XUÂN HÀ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.