Lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-12, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1/11/1308-1/11/2024).

cac-dai-bieu-du-dai-le-tuong-niem-lan-thu-716-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-anh-thanh-nhat-dscn7192.jpg
Các vị chức sắc, giáo phẩm Phật giáo tỉnh Gia Lai tại Đại Lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Ảnh Thanh Nhật

Lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai).

Tham dự Đại lễ về phía địa phương có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thái Bình-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, đại diện Ban Tôn giáo tỉnh và một số cơ quan của tỉnh, ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, lãnh đạo một số ban, ngành của TP. Pleiku và huyện Ia Grai…

thuong-toa-thich-tam-man-pho-truong-ban-thuong-truc-ban-tri-su-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-tinh-gia-lai-doc-van-tuong-niem-lan-thu-716-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-anh-thanh-nhat-dscn7124.jpg
Thượng tọa Thích Tâm Mãn- Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai đọc Văn tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Ảnh Thanh Nhật

Về phía giáo hội có Hoà thượng Thích Giác Thành và Hoà thượng Thích Giác Tâm-thành viên Ban Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hoà thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai, Thượng tọa Thích Tâm Mãn-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Đại đức Thích Đồng Giải-Ủy viên Dự khuyết Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, cùng các vị chức sắc trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và cấp huyện, đại biểu tăng ni và phật tử trong tỉnh...

cac-dai-bieu-du-dai-le-tuong-niem-lan-thu-716-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-anh-thanh-nhat-dscn7231.jpg
Các đại biểu dự Đại Lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Ảnh Thanh Nhật

Trên cơ sở thực hiện Thông bạch của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, tại Đại lễ tưởng niệm, Thượng tọa Thích Trí Thanh- Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã ôn lại tiểu sử Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm của Việt Nam.

Đồng thời, Thượng tọa Thích Tâm Mãn-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đọc Văn tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

ba-con-phat-tu-tham-du-dai-le-tuong-niem-anh-thanh-nhat-dscn7160.jpg
Bà con phật tử tham dự Đại lễ tưởng niệm. Ảnh Thanh Nhật

Trong đó, đánh giá tôn vinh những cống hiến to lớn của Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông qua hai lần lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Mông-Nguyên, trị quốc an dân, đồng thời cũng là một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của đất nước ta, có ý nghĩa sâu sắc trong bề dày lịch sử Phật giáo Việt Nam và văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam

Ở phần nghi thức tôn giáo, các vị Hoà thượng Chứng minh và các vị lãnh đạo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, toàn thể các đại biểu và chức sắc, tăng ni, phật tử đã cùng tham gia phần khoá lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và nghi thức cầu nguyện hoà bình, quốc thái, dân an…

phan-nghi-le-tuong-niem-lan-thu-716-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-tai-dai-le-tuong-niem-anh-thanh-nhat-dscn7183.jpg
Phần nghi lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Đại lễ tưởng niệm. Ảnh Thanh Nhật

Bế mạc Đại Lễ tưởng niệm, Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thích Đồng Giải đã đọc lời cảm tạ và động viên toàn thể bà con phật tử tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước và “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, tưởng nhớ công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông, tiếp tục sinh hoạt tôn giáo theo đúng phương châm “Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, xây dựng tỉnh nhà và quê hương đất nước...

Được biết, công trình Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên được xây dựng tại khu quy hoạch xây dựng Công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai (thuộc địa bàn xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Công trình đã hoàn thành xây dựng một số hạng mục chính và nơi thờ Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

lanh-dao-ban-nganh-tinh-tppleiku-va-huyen-ia-grai-chup-hinh-luu-niem-cung-cac-vi-chuc-sac-phat-giao-tai-dai-le-tuong-niem-lan-thu-716-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong-nhap-niet-ban-anh-thanh-nhat-dscn7402.jpg
Lãnh đạo ban ngành tỉnh, TP.Pleiku và huyện Ia Grai chụp hình lưu niệm cùng các vị chức sắc Phật giáo tại Đại Lễ tưởng niệm lần thứ 716 Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Ảnh Thanh Nhật

Đây là năm thứ hai Đại Lễ tưởng niệm Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.