Lễ hội Áo dài Huế 2023: Những tà áo dài kể chuyện một dòng sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội Áo dài Festival Huế 2023 lấy tứ và chất liệu là câu chuyện kể về sông Hương, các nhà thiết kế sẽ chuyển tải những câu chuyện đó qua những họa tiết, sắc màu trên những tà áo dài mang đến Lễ hội.
Lễ hội Áo dài Festival Huế 2023 là một chương trình biểu diễn nghệ thuật áo dài độc đáo và mới lạ nhất từ trước tới nay.

Lễ hội Áo dài Festival Huế 2023 là một chương trình biểu diễn nghệ thuật áo dài độc đáo và mới lạ nhất từ trước tới nay.

Tối 12/8, Lễ hội Áo dài Áo dài Festival Huế 2023 “Chuyện kể từ một dòng sông” diễn ra bên dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế, hứa hẹn mang đến cho khán giả những màn trình diễn mãn nhãn.

Không thuần túy chỉ là chương trình trình diễn áo dài, Lễ hội Áo dài Festival Huế 2023 là một chương trình biểu diễn nghệ thuật áo dài độc đáo và mới lạ nhất từ trước tới nay, với sự kết hợp giữa thời trang-hát-múa-âm nhạc được dàn dựng công phu.

Các nhà thiết kế áo dài tên tuổi trên cả nước mang đến Lễ hội những bộ sưu tập áo dài đặc biệt nhất, gắn liền với câu chuyện kể về sông Hương - dòng sông huyền thoại, dòng sông lịch sử, biểu tượng về văn hóa, âm nhạc, thi ca và hội họa.

Sân khấu của Lễ hội Áo dài Huế 2023 lấy bối cảnh dòng sông Hương, nhưng không lặp lại các vị trí đã từng biểu diễn. Toàn cảnh không gian diễn sẽ kết hợp dưới nước, trên bờ, cồn cát, cỏ hoa trên sông và trên không trung...

Tất cả các tiết mục được dàn dựng, biên đạo thể hiện nét đặc trưng văn hóa Huế. Công chúng sẽ được thưởng thức các bộ sự tập áo dài đặc sắc cùng âm nhạc, những ca khúc nổi tiếng về dòng sông, hò Huế.

Lễ hội Áo dài Festival Huế 2023 được thiết kế gồm 3 chương: “Bản trường ca của đại ngàn;” “Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” “Còn non, còn nước, còn dài.”

Trình diễn các thiết kế áo dài của Nhà thiết kế xứ Huế. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Trình diễn các thiết kế áo dài của Nhà thiết kế xứ Huế. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Tổng thể chương trình là câu chuyện kể về dòng sông Hương với thiên nhiên mơ mộng, trăng nước lãng mạn, phố thị êm đềm, dịu dàng thướt tha, dáng vẻ yêu kiều, điệu hò thương nhớ, Huế - Chốn ngàn thơ.

Chuyện kể về dòng sông cũng là ý tứ, chất liệu cho các nhà thiết kế sáng tạo các tà áo dài với những họa tiết, sắc màu, cỏ cây hoa lá, dấu vết thời gian; sử thi về một dòng sông, về một đô thị cổ, một thành phố hiện đại… gắn kết với những tà áo dài qua năm tháng.

Ở chương 1 “Bản trường ca của đại ngàn” là liên khúc âm nhạc, múa kết hợp hình ảnh và nghệ thuật sân khấu, phô diễn vẻ đẹp của đất trời, cảnh sắc vừa hùng vĩ, hoang dã, vừa trữ tình, say đắm lòng người.

Các màn trình diễn khai thác các sắc màu của thiên nhiên, đại ngàn, thác ghềnh thuộc dãy núi Trường Sơn hùng tráng, sắc đỏ nồng thắm của hoa A rui, những dặm dài đỏ rực rỡ của hoa đỗ quyên rừng nguyên sinh, trang phục của các dân tộc vùng đầu nguồn sông Hương, Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu.

Toàn cảnh chương 1 sẽ là bức tranh đa sắc khai thác họa tiết và trang phục dệt zèng đã thành di sản.

Chương 2 “Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” tiếp tục là một tổ hợp ca múa nhạc đặc sắc, nối tiếp câu chuyện sâu lắng kể từ dòng sông Hương.

Các màn trình diễn kết hợp hình ảnh và nghệ thuật múa, trang phục, phô diễn vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, màu sắc độc đáo, riêng biệt của xứ Huế; cảnh sắc dòng sông, thành phố, in dấu màu thời gian… - một bức tranh độc đáo về Huế.

Chương 3 “Còn non, còn nước, còn dài” kết thúc chương trình với một đại cảnh hát múa (non-stop), kết hợp những cánh diều nghệ thuật Huế bay cao. Nội dung hướng về một thành phố Huế năng động, tràn đầy sức trẻ, thiên đường của tình yêu, bốn mùa hoa rạng rỡ, như con sông mãnh liệt từ đại ngàn, êm ả uốn quanh thành phố tươi đẹp, chảy ra biển rộng.

Tiết mục hát múa kết chương trình với sự tham gia của tất cả nghệ sỹ, người mẫu tham gia chương trình rực rỡ sắc màu áo dài trong ánh sáng rực rỡ của pháo hoa nghệ thuật.

Ban Tổ chức Festival Huế 2023 cho biết Lễ hội Áo dài Huế 2023 quy tụ 12-15 nhà thiết kế nổi tiếng trên cả nước. Các nhà thiết kế không hình thành chuyên biệt một bộ sưu tập theo từng chủ đề mà theo câu chuyện kể. Mỗi chiếc áo dài là một tác phẩm gắn với nội dung một câu chuyện.

Lễ hội Áo dài Huế 2023 quy tụ 12-15 nhà thiết kế nổi tiếng trên cả nước. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Lễ hội Áo dài Huế 2023 quy tụ 12-15 nhà thiết kế nổi tiếng trên cả nước. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Sân khấu Lễ hội Áo dài Huế 2023 lấy bối cảnh dòng sông Hương nhưng không lặp lại các vị trí đã từng biểu diễn, đồng thời để khán giả được xem trực tiếp trong đêm diễn đông hơn, được nhìn ngắm vẻ đẹp của hàng trăm tà áo dài cùng dòng sông trữ tình lung linh sắc màu, khai thác cả dòng sông Hương huyền thoại, những con đò trên sông.

Toàn cảnh không gian diễn sẽ kết hợp dưới nước, trên bờ, cồn cát, cỏ hoa trên sông và trên không trung.

Tất cả các tiết mục được dàn dựng, biên đạo thể hiện nét đặc trưng văn hóa xứ Huế. Âm nhạc là những ca khúc nổi tiếng Huế, về sông Hương và làn điệu Hò Huế. Một số tác phẩm được hòa âm, phối khí mới vừa giữ âm hưởng giai điệu, âm sắc Huế, vừa phù hợp với xu hướng cảm thụ nghệ thuật hiện đại.

Lễ hội Áo dài Huế 2023 cùng chuỗi hoạt động của Tuần lễ Áo dài cộng đồng là điểm nhấn trong Lễ hội mùa Thu-Festival Huế 2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ban Tổ chức mong muốn thông qua lễ hội này để đổi mới, nâng chất lượng nghệ thuật và từng bước đưa Lễ hội Áo dài Huế thành một chương trình nghệ thuật đặc thù của kinh đô áo dài; thường xuyên phục vụ du khách và công chúng.

Lễ hội Áo dài Huế - Lễ hội Áo dài đầu tiên của Việt Nam - có mặt chính thức tại Festival Huế từ năm 2000. Đến nay, trải qua trên 22 năm và đi vào lòng người như một sứ mệnh của sự gìn giữ vẻ đẹp truyền thống dân tộc.

Lễ hội Áo dài Huế qua các kỳ đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Từ Lễ hội Áo dài tại Festival Huế, nhiều thành phố khác như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hội An, Quảng Ninh, Lâm Đồng… đã tổ chức và đưa hoạt động này trở thành một trong những hoạt động lễ hội tiêu biểu với nhiều hoạt động phong phú, mang ý nghĩa tôn vinh, bảo tồn, phát triển và quảng bá trang phục Áo dài truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.