Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2023: Quảng bá hình ảnh áo dài xứ Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023 từ ngày 6-12/7 góp phần xây dựng hình ảnh du lịch địa phương gắn với áo dài, từng bước triển khai có hiệu quả Đề án 'Huế - Kinh đô Áo dài'.
Đạp xe tuần hành hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Đạp xe tuần hành hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. (Ảnh: Mai Trang/TTXVN)

Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023 nhằm quảng bá hình ảnh áo dài đến đông đảo người dân.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Thanh Hải, đây là hoạt động khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị văn hóa độc đáo của áo dài Huế; xây dựng hình ảnh du lịch địa phương gắn với áo dài, kích cầu du lịch phát triển; khẳng định thương hiệu và từng bước triển khai có hiệu quả Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài.”

Tuần lễ diễn ra đến ngày 12/7 với các hoạt động như tri ân, quảng diễn, trình diễn áo dài Huế, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kết hợp với các hình thức tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hình ảnh áo dài... được tổ chức trên tinh thần khuyến khích, huy động sự tham gia của đông đảo người dân trên toàn tỉnh.

Các cơ quan, ban, ngành, địa phương sẽ tổ chức một số hoạt động hưởng ứng; đồng thời, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, tiểu thương và cộng đồng mặc áo dài trong thời gian diễn ra Tuần lễ.

Ngay sau lễ phát động, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tà áo dài đã tham gia đạp xe tuần hành hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023.

Áo dài từ lâu đã đi vào tiềm thức và dần trở thành trang phục truyền thống của mỗi người dân Việt. Do đặc trưng văn hóa mà áo dài của mỗi vùng miền có điểm khác nhau. Trải qua bao thăng trầm lịch sử dần bị ảnh hưởng từ chiếc áo dài xứ Bắc xưa, Áo dài Huế không dài chấm gót cũng không xẻ tà quá cao, cổ áo cao vừa phải, đường eo cũng được chiết ôm lấy những đường cong thanh mảnh, tinh tế của người phụ nữ nhưng lại không quá bó sát. Qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chưa một ai hoặc công trình nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn được thời điểm áo dài Huế xuất hiện. Tuy nhiên, qua các nguồn sử liệu, đặc biệt trong giai đoạn vương triều Nguyễn, hoặc hồi ký của những người phương Tây đã từng đặt chân đến Huế, có thể cảm nhận được phần nào về sự hình thành và phát triển của áo dài Huế.

Không gian trưng bày áo dài truyền thống. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Không gian trưng bày áo dài truyền thống. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Một giáo sỹ dòng người Italy là Cristophoro Borri, sống ở vùng Thuận Hóa và Quảng Nam từ năm 1618-1622 đã viết khá rõ về cách ăn mặc của người phụ nữ vào đầu thế kỷ XVII. Các lớp áo cắt thành các dải dài là xiêm cánh sen, hay xiêm y. Xiêm này có 3-4 lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục.

Sang triều Nguyễn (1802-1945), triều đình muốn thống nhất y phục hai miền nên đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Từ đó truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân. Từ áo dài Huế xưa đến chiếc áo dài Huế như hiện nay là một hành trình dài trong việc sáng tạo của người dân xứ Huế.

Tà áo dài Huế đã từng đi qua những cuộc chiến tranh khói lửa, đi qua bao thập niên khó khăn rồi trở lại rực rỡ, thu hút tình cảm, tâm sức sáng tạo của nhà thiết kế phát hiện vẻ đẹp của người phụ nữ qua biến tấu áo dài. Giờ đây, tà áo dài Huế còn là một nhân chứng chứng kiến qua nhiều lịch sử dân tộc. Áo dài là bạn đồng hành gắn bó với người phụ nữ ở tất cả những giây phút quan trọng nhất trong cuộc sống: thời điểm bước vào ngưỡng cửa trung học, thời khắc giao thừa, những dịp cưới hỏi, tiệc tùng, lễ lạt.

Chiếc áo dài không chỉ là biểu tượng của người con gái mà còn là trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa, đời sống của người xứ Huế .

Ở Huế, người phụ nữ coi áo dài như trang phục thường ngày chứ không chỉ để sử dụng vào lễ, Tết hay những sự kiện quan trọng. Vì thế, ai ở đây cũng có ít nhất ba bộ áo dài cho riêng mình. Có cái lạ là không phải chỉ ở Huế người ta mới mặc áo dài tím, thế nhưng không hiểu sao màu tím áo dài đúng nhất phải ở Huế.

Màu tím thường là màu sắc áo dài được phụ nữ Huế mặc, kết hợp cùng nón bài thơ, đứng thấp thoáng giữa thành phố trầm mặc tạo nên một sự hấp dẫn lạ kỳ. Có rất nhiều màu sắc trong bảng màu áo dài, thế nhưng người con gái Huế đã chọn cho mình một màu đặc trưng: màu tím.

Áo dài màu tím Huế hấp dẫn về mặt cảm xúc hơn là thị giác bởi luôn đem lại cảm giác dịu dàng, lạnh và kín đáo, đó là cảm giác rất riêng mà chỉ người con gái Huế đem lại.

Màu tím của áo dài Huế mang lại một phong thái sang trọng nhưng lại khiêm tốn. Người phụ nữ Huế coi màu tím là gam màu của sự trang nhã, không buồn mà cũng không vui, nó nhẹ nhàng, thanh đạm và tế nhị. Màu tím của sự thủy chung son sắt, không bao giờ thay đổi.

Phải đến thành phố Huế, ngắm nhìn những người con gái mặc áo dài tím đi giữa khung cảnh của vùng cố đô du khách mới có thể hiểu được vẻ đẹp thực sự của màu sắc áo dài.

Nếu có dịp đến Huế, du khách hãy diện lên mình một bộ áo dài tuyệt đẹp, hóa thân thành cô gái Huế nhẹ nhàng thanh lịch. Những cửa hàng áo dài trải dài dọc những con đường Mai Thúc Loan, Bến Nghé, Nguyễn Sinh Cung,…tấp nập khách ra vào.

Nếu chỉ ghé qua Huế một ngày, thậm chí nửa ngày và muốn sở hữu một chiếc áo dài mang đậm phong cách Huế thì hãy ghé những cửa hàng may áo dài trong Đại Nội và lựa chọn dịch vụ may áo dài nhanh chỉ trong vòng ba, bốn giờ đồng hồ.

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.