Lão nông yêu rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần 20 năm qua, ông Nguyễn Minh Hải (SN 1966, trú thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài, tâm huyết với mong muốn tái sinh rừng từ 7 ha đất của gia đình mặc cho nhiều người bảo rằng ông viển vông.
Mong rừng tái sinh
Khi được “tận mục sở thị” khu vườn rừng gần 7 ha của ông Nguyễn Minh Hải, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng. Đó là một khu vườn rừng với vô số loại cây thân gỗ phân theo nhiều tầng khác nhau từ thấp đến cao, có cây chu vi đến 1 m. Dẫn chúng tôi đi tham quan, ông Hải niềm nở chia sẻ câu chuyện của mình.
...Vào khoảng năm 2003, khi giá các loại cây công nghiệp như cà phê, điều, hồ tiêu... bấp bênh, ông Hải quyết định chuyển dần diện tích đất rẫy sang trồng xoan với hy vọng phát triển cây lâm nghiệp để cải thiện đời sống. Và trong quá trình vườn xoan phát triển, những cây rừng khác cũng dần sinh sôi như một điều không thể ngờ tới.
Thấy được sức sống mãnh liệt của cây cối, ông Hải không ngại bỏ công chăm sóc. Dần dần, cây rừng cứ thế đua nhau phát triển. Hiện tại, ngoài cây xoan, vườn rừng của ông còn có gần 100 loài cây khác nhau như: gõ đỏ, gõ mật, hương, căm xe, sao, bằng lăng, cà chít... Có nhiều loại cây ông Hải còn không rõ tên!
Càng dạo bước trong khu vườn rừng càng cảm nhận không khí mát mẻ đã được “lá phổi thiên nhiên” lọc và điều hòa. Các loài chim kéo về làm tổ ngày càng đông đúc. Đây cũng chính là niềm tự hào của ông Hải.
“Khi trở về với thiên nhiên, sống gần gụi với cây cối, tâm tính cũng như sức khỏe ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. Đặc biệt, sau thời gian gắn bó cũng như cảm nhận được lợi ích, vẻ đẹp, giá trị mà rừng mang lại, mục đích trồng rừng để bán gỗ giờ đây không còn nữa. Bởi vì tôi muốn giữ lại, gầy dựng lại khu rừng này”-ông Hải chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Hải bên vườn chuối trồng dưới tán rừng của gia đình. Ảnh: Thanh Nguyên
Ông Nguyễn Minh Hải bên vườn chuối trồng dưới tán rừng của gia đình. Ảnh: Thanh Nguyên
Trồng chuối dưới tán rừng
Năm 2006, khi cây xoan phát triển được 3 năm, ông Hải thử nghiệm trồng xen chuối bản địa. Không nằm ngoài dự đoán, những bụi chuối sinh trưởng tốt dù ông không dùng bất kỳ loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Sau một thời gian, ông Hải quyết định mở rộng diện tích. Hiện nay, ông có 4 ha chuối trồng xen trong 7 ha rừng.
Ông Hải lý giải, khi khu rừng được tái sinh, các vòng tròn sinh thái của tự nhiên cứ thế diễn tiến, luân phiên sinh trưởng rồi thoái hóa. Chúng tự nuôi dưỡng nhau. Nhờ cây rừng, tính ổn định của đất đai được thể hiện rõ ở độ phì nhiêu, không bị cằn cỗi, bạc màu. Bên cạnh đó, những loại sâu bệnh hại cũng không xuất hiện nhiều. Phương pháp duy nhất mà ông Hải thực hiện là dùng chiếc máy phát để dọn khi cỏ mọc quá tốt. Chính vì thế, chi phí đầu tư vào quá trình chăm sóc chuối rất ít, giá bán lại khá ổn định. Nguồn thu nhập từ chuối đã giúp ông lấy ngắn nuôi dài, có kinh phí để trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, ông Hải chia sẻ: “Mô hình mà tôi theo đuổi cần cả một quá trình kiên trì. Thời gian đầu khi tôi thực hiện mô hình này, có người không tin, thậm chí họ còn nói tôi ảo tưởng, viển vông. Nhưng hiện nay, mô hình trồng chuối dưới tán rừng đang phát triển rất tốt. Đặc biệt, điều tôi tự hào nhất là nhờ rừng mà tôi có được nhiều thứ, không chỉ lợi ích kinh tế. Tôi có sức khỏe, có sản phẩm hữu cơ cung ứng ra thị trường, lại có một khu rừng đẹp. Vậy là hạnh phúc rồi”.
Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra, ngoài việc bán chuối tươi, ông Hải đã đầu tư máy móc chế biến sản phẩm chuối ép và kẹo chuối để bán ra thị trường. Năm 2018, nhận thấy tiềm năng lớn của mô hình này, anh Đào Duy Hiệp-Chủ nhiệm Hợp tác xã Hạc giấy từ thiện Chư Pưh phối hợp với ông Hải mở rộng thị trường bằng cách cải tiến mẫu mã sản phẩm và tìm nhiều kênh phân phối khác nhau.
Anh Hiệp cho biết: “Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Chư Pưh năm 2020 đã công nhận sản phẩm chuối ép đạt 3 sao, đủ điều kiện tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh. Khi chúng tôi giới thiệu sản phẩm chuối ép, khách hàng phản hồi rất tích cực, thậm chí có những lúc không còn hàng để bán”. 
Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh: “Ông Nguyễn Minh Hải là một nông dân tiên tiến, đam mê nông nghiệp và phát triển lâm nghiệp. Chúng tôi ghi nhận và khuyến khích tinh thần trồng rừng, bảo vệ rừng của gia đình ông Hải. Mô hình trồng chuối dưới tán rừng của ông Hải rất phù hợp với những hộ nông dân có điều kiện khó khăn, không có nhiều vốn đầu tư hoặc những người đang trồng rừng để lấy ngắn nuôi dài. Mới đây, ngoài việc được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Chư Pưh đánh giá đạt 3 sao, sản phẩm “Chuối ép” của cơ sở đã tham gia Chương trình xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng năm 2020. Tại đây, sản phẩm đã được đón nhận khá nhiệt tình”.
THANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.