Làng Bahnar chuẩn bị đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không khí Tết cổ truyền đã len lỏi vào từng buôn làng, nếp nhà của người Bahnar ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Không kể mùa “ăn năm uống tháng”, bà con cùng nhau chuẩn bị để đón Tết Nguyên đán đủ đầy, ấm cúng.

lang-bahnar-chuan-bi-don-tet-bg.jpg
Bà Đinh Thị Blung (làng Pyang, thị trấn Kông Chro) làm rượu cần chuẩn bị đón Tết cổ truyền và lễ sơmă kơcham của đồng bào Bahnar. Ảnh: M.C

Tới đầu làng Pyang (thị trấn Kông Chro), chúng tôi đã nghe hương rượu cần phảng phất trong gió. Càng đi sâu vào làng, hương rượu càng nồng đượm. Ngôi làng Bahnar gần 200 hộ hầu như gia đình nào cũng ủ rượu với đủ thứ nguyên liệu từ hạt bo bo, bắp nếp, mì gòn đến gạo rẫy.

Bà Đinh Thị Blung đang tỉ mỉ rải bột men lên những mẹt bắp nếp nấu chín ở một góc nhà. Bắp lên men ủ từ hôm trước, nay bà chuẩn bị cho vào ghè ủ rượu. Bắp làm rượu hạt nhỏ, dẻo và thơm. Sau khi thu hái bắp trên rẫy về phơi khô, mang giã dập rồi nấu chín như cơm, để thật nguội và ủ men 2 ngày 1 đêm cho dậy mùi thơm, sau đó mới cho vào ghè ủ kỹ.

Mất cả tuần lễ, bà Blung mới ủ xong hơn 1 tạ bắp nếp cho khoảng chục ghè rượu chuẩn bị đón Tết. Những ghè đẹp nhất sẽ mang ra nhà rông uống cùng dân làng vào sáng ngày đầu năm, còn lại để đãi khách ở nhà.

Làng Bahnar chuẩn bị đón Tết. Clip: Minh Châu

Bà Blung đúc rút kinh nghiệm làm thức uống không thể thiếu trong những dịp quan trọng: “Trong các loại nguyên liệu, hạt bo bo làm rượu là ngon nhất, kế đến là bắp nếp, rồi đến mì và gạo. Hạt bo bo có vỏ cứng nên phải cho nhiều men hơn một chút so với bắp và mì, thời gian ủ cũng lâu hơn. Nếu ủ thiếu men, rượu sẽ bị nhạt và chua, còn dư men, rượu sẽ bị đắng. Ghè rượu ngon là rượu có màu vàng sánh đậm như mật ong, ngọt và thơm”.

2mv.jpg
Củ mì gòn là nguyên liệu ủ rượu ghè rất gần gũi với người Tây Nguyên. Ảnh: Minh Châu

Ở một góc bếp khác, bà Đinh Thị Bel cũng cặm cụi cắt nhỏ củ mì nấu chín để chuẩn bị ủ rượu. Những củ mì to đủ hình dạng là giống mì gòn rất ngon đối với người Tây Nguyên. Người Bahnar thường trồng mì trong vườn để ăn và làm rượu chứ ít khi bán.

Người phụ nữ qua hơn 80 mùa rẫy cho biết: Rượu cần ủ từ mì gòn không phải loại ngon nhất, nhưng gần gũi với bà con hơn cả. Đây là nguyên liệu lâu đời, được sử dụng nhiều nhất từ khi đời sống còn đói khổ cho đến tận bây giờ.

Bà Bel vừa cắt mì không ngơi tay, vừa trò chuyện: “Từ khi người Bahnar ăn Tết cổ truyền của dân tộc, nhà nào cũng làm rượu như lúc chuẩn bị có lễ hội. Mọi năm thu hoạch xong mùa vụ mới đón Tết, nhưng năm nay rẫy mì thu chưa xong mà Tết đã cận kề”.

Anh Gênh (con trai bà Bel) góp chuyện: “Ngoài ủ rượu, bà con còn góp tiền mua heo cúng tiễn năm cũ. Sau đó, cả làng đón năm mới tại nhà rông. Bây giờ, bà con đã quen với Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam”. Với sự giao lưu văn hóa, tinh thần hội nhập nhanh, thế hệ trẻ Bahnar có lý do để chờ đón ngày Tết chung của dân tộc.

Em Đinh Thị Sim hồ hởi: “Thanh niên trong làng rủ nhau vào rừng hái lá dong, lá chuối về gói bánh chưng, bánh tét. Gia đình nào không làm được thì mua. Vì vậy, ẩm thực của người Bahnar không chỉ có cơm lam, gà nướng, cháo gạo giã như trong các lễ hội truyền thống mà có thêm một số món mới, tạo hương vị Tết đặc biệt”.

3mc.jpg
Các làng người Bahnar ở vùng đất Kông Chro đều đang chộn rộn chuẩn bị cho Tết. Ảnh: Minh Châu

Nghệ nhân Ưu tú Đinh Keo-nguyên Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kông Chro-cho biết: Trước đây, đồng bào Bahnar không có phong tục đón Tết Nguyên đán mà chỉ có các lễ hội đặc trưng. Theo xu thế chung, bây giờ, Tết trở thành nét văn hóa và không tách rời với truyền thống văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar.

Theo phong tục, người Bahnar thường tổ chức lễ sơmă kơcham vào khoảng tháng 2 dương lịch. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Bahnar để tổng kết năm cũ, mở đầu mùa vụ mới nên ý nghĩa gần giống với Tết Nguyên đán.

Dịp này, dân làng quây quần ở nhà rông, cùng nhau ăn uống mừng vui với thành quả lao động sản xuất. Nhà nào thu được bao nhiêu bắp, lúa đều chia sẻ cho cả làng cùng biết, cùng vui. Những năm gần đây, sơmă kơcham thường được tổ chức chung vào dịp Tết cổ truyền nên bà con chuẩn bị lễ, Tết chu đáo hơn.

Nghệ nhân Đinh Keo hồ hởi: “Năm nay, Tết đến sớm nên không trùng lễ sơmă kơcham. Những ngày qua, bà con tất bật chuẩn bị để ăn 2 cái Tết liền kề. Ngày đầu năm, dân làng mang rượu ra nhà rông đón Tết sau đó ai về nhà nấy tiếp tục đón bà con họ hàng tới thăm hỏi, chúc mừng.

Người Bahnar không có phong tục mừng tuổi bằng tiền, thay vào đó, già trẻ thường chúc nhau “Mạnh khỏe nhé!”. Đây là lời chúc tốt đẹp nhất mọi người dành cho nhau, vì mạnh khỏe là sẽ có tất cả. Nó còn bao hàm ý nghĩa may mắn, làm ăn thuận lợi”.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.