Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm Tem quy mô quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam lần đầu tiên đăng cai triển lãm có quy mô quốc tế trưng bày 71 bộ sưu tập với mục đích tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nhà sưu tập tem các nước.

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sáng 10/10 tại Hà Nội đã diễn ra Triển lãm Tem năm nước - VIỆT NAM 2024 dưới sự bảo trợ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Liên đoàn Tem chơi Thế giới (FIP)

Đây là một sự kiện quốc tế quan trọng trong lĩnh vực Tem chơi và cũng là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm có quy mô quốc tế.

Với chủ đề "Cùng tiến bước”, Triển lãm Tem sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10/10 đến ngày 12/10/2024 tại Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm (số 75 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Triển lãm có quy mô trưng bày 71 bộ sưu tập (tương ứng 300 khung) của các nhà sưu tập đến từ 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, cụ thể: Việt Nam trưng bày 27 bộ sưu tập (128 khung); Malaysia đăng ký 9 bộ sưu tập (41 khung); Singapore đăng ký 7 bộ sưu tập (27 khung); Thái Lan đăng ký 9 bộ sưu tập (37 khung); Indonesia đăng ký 13 bộ sưu tập (45 khung); Hong Kong (khách mời): đăng ký 6 bộ sưu tập (22 khung).

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo ban tổ chức, mục đích của triển lãm nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà sưu tập tem của các nước ASEAN; Tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng hình thành và nâng cấp bộ sưu tập tem tham dự triển lãm tem quốc tế và thế giới cho hội viên Hội Tem Việt Nam.

Triển lãm cũng tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong lĩnh vực sưu tập tem, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát triển phong trào; Trao đổi kế hoạch triển khai nhằm phát triển phong trào sưu tập tem trong khu vực, hướng đến mục tiêu phát triển hài hòa, đảm bảo quyền lợi của các Hội thành viên; Giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Hội Tem Việt Nam và Hội Tem các nước trong khối ASEAN; Khẳng định vai trò và vị thế của Bưu điện Việt Nam, đất nước Việt Nam nói chung và Hội Tem Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới.

Đây là sân chơi nhằm tăng cường sự giao lưu hợp tác giữa các nhà sưu tập Tem các nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây là sân chơi nhằm tăng cường sự giao lưu hợp tác giữa các nhà sưu tập Tem các nước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiệp hội Tem chơi châu Á - Thái Bình Dương (FIAP) thành lập năm 1974 tại Singapore, tới nay có 31 thành viên là Hội Tem các nước thuộc châu Á, Australia và Nam Phi. Việt Nam là thành viên chính thức của FIAP từ năm 1993.

Trong số các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ có triển lãm Tem do một số nước khu vực ASEAN khởi xướng từ năm 2011, nhằm nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, phát triển phong trào sưu tập tem của các thành viên.

Từ năm 2022, được sự cho phép của Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tem Việt Nam đã đề xuất và được Ban chấp hành FIAP chấp thuận cho Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 5. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên do các nước thành viên luân phiên đăng cai.

Trong khuôn khổ Triển lãm cũng sẽ diễn ra Hội thảo nghiệp vụ sưu tập tem, phát triển phong trào sưu tập tem tại Việt Nam vào ngày 12/10.

Cũng nhân dịp này, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ra mắt 02 bộ tem: “Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)” và “Kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới (1874-2024)".

Trong 3 ngày triển lãm, Ban Tổ chức sẽ phát hành con dấu kỷ niệm theo chủ đề của từng ngày triển lãm để phục vụ người sưu tập; Ban Giám khảo tổ chức chấm các bộ sưu tập tem dự thi tại triển lãm.

Theo Minh Sơn (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

null