Làm nông thời công nghệ 4.0: Giơ điện thoại lên biết ngay tên cây thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ đam mê đối với cây thuốc nam, một sinh viên ở tỉnh An Giang đã tạo dựng hệ thống dữ liệu số về các loại cây thuốc này với mục đích bảo tồn và cung cấp những thông tin chi tiết về cây thuốc thông qua mã QR code.

 

Thay vì những bảng tên truyền thống, giờ đây mỗi cây thuốc nam này lại được gắn một mã riêng. Đó không đơn thuần là tên mà còn giúp hiển thị các thông tin chi tiết về cây thuốc. Với ý tưởng này, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh người dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin các loại dược liệu.

Vườn thuốc nam được quản lý thông qua mã QR code này là sáng kiến độc đáo của bạn Nguyễn Văn Thuận, sinh viên trường Đại học An Giang.


 

 Vườn thuốc nam sử dụng mã QR code để tra cứu thông tin được xây dựng từ ý tưởng của sinh viên Thuận. Ảnh: M.A.
Vườn thuốc nam sử dụng mã QR code để tra cứu thông tin được xây dựng từ ý tưởng của sinh viên Thuận. Ảnh: M.A.



Ấp ủ ý định thực hiện từ tháng 8/2018, đến nay, hàng trăm cây thuốc tại vườn đã được gắn mã QR code. Đó là những cây thông dụng như: Lược vàng, lưỡi mèo, huyết dụ, atiso đỏ... hay các loại quý hiếm như mật nhân, sâm đất...

Thuận chia sẻ: "Ngoài tự nhiên người dân có thể gặp rất nhiều cây thuốc như cây dâu tằm hay cây bàng biển, nhưng có thể không nhận biết hết các giá trị dược liệu của chúng. Đồng thời, những bảng tên truyền thống sẽ không hiển thị hết thông tin của cây thuốc này, chúng em sẽ nâng cấp lên làm các mã, khi quét vào sẽ hiển thị tất cả các thông tin như tên chính, cây dụng, cách trồng, vùng phân bố,…".


 

 
Bạn Thuận ấp ủ ý tưởng xây dựng vườn thuốc nam này từ khá lâu. Ảnh: M.A.
Bạn Thuận ấp ủ ý tưởng xây dựng vườn thuốc nam này từ khá lâu. Ảnh: M.A.



Theo học ngành Bảo vệ thực vật nhưng với đam mê, chàng sinh viên này đã không ngừng nghiên cứu và trao dồi thêm kiến thức về công nghệ thông tin để thực hiện ý tưởng của mình. Tay ngang nên đến với ngôn ngữ lập trình cũng lắm chật vật, dù vậy Thuận vẫn không nản lòng.


 

 
Dù không có chuyên ngành chính là công nghệ thông tin nhưng với đam mê của mình với cây thuốc nam, Thuận đã mày mò học hỏi. Ảnh: M.A.
Dù không có chuyên ngành chính là công nghệ thông tin nhưng với đam mê của mình với cây thuốc nam, Thuận đã mày mò học hỏi. Ảnh: M.A.




Để thuận tiện cho người dùng, Thuận đã lập trình mã QR code gồm cả hai loại: online và offline. Theo đó, mã QR offline có thể truy cập được khi không có internet nhưng nội dung hiển thị chỉ giới hạn trong 300 chữ. Riêng với mã QR online, người dùng có thể đọc được nhiều thông tin hơn về cây thuốc, không chỉ là tên khoa học, công dụng, vùng phân bố, mà còn là những trích dẫn từ các đầu sách có uy tín. Mặc khác, người dùng có thể phản hồi trực tiếp thông qua mã và khảo sát được vị trí của các cây dược liệu trong một khu vườn nào đó.

Bạn Ngô Thị Phương Thảo (TP.Long Xuyên, An Giang), chia sẻ: "Có những cây thuốc em đã gặp nhiều rồi nhưng cứ nghĩ nó là 1 cây cỏ bình thường. Khi vào vườn thuốc có mã quét, em tét thấy nó có đặc điểm và rất nhiều công dụng. Trên mỗi cây có gắn 1 cái mã chúng ta có thể trực tiếp lấy điện thoại của mình ra để test, rất thuận tiện cho việc tra cứu".


 

 
Các thông tin về cây dược liệu được hiện thị rất rõ ràng. Ảnh: M.A
Các thông tin về cây dược liệu được hiện thị rất rõ ràng. Ảnh: M.A
 Cách sử dụng mã QR code rất tiện dụng và dễ dàng trên điện thoại thông minh. Ảnh: M.A.
Cách sử dụng mã QR code rất tiện dụng và dễ dàng trên điện thoại thông minh. Ảnh: M.A.



Nhanh chóng và mang nhiều tiện ích là những ưu điểm nổi trội mà vườn thuốc nam này mang lại. Thông qua mã QR, chàng sinh viên này đã tối ưu hóa trong việc quản lý, bảo tồn, các loại thuốc nam hiện có trong vườn. Còn người dùng thì có thể cập nhật thông tin về các loại cây dược liệu bất kỳ nơi đâu chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh. Thông tin kết quả vô cùng nhanh chóng và chính xác.


 

 Sinh viên Thuận mong muốn cách quản lý vườn thuốc nam thông qua mã QR code sẽ ngày càng được nhân rộng. Ảnh: M.A.
Sinh viên Thuận mong muốn cách quản lý vườn thuốc nam thông qua mã QR code sẽ ngày càng được nhân rộng. Ảnh: M.A.



Sẵn sàng chia sẻ ý tưởng này với những người quan tâm, vì thế "vườn thuốc nam sử dụng mã QR code" ngày càng tạo hiệu ứng tích cực, nhất đối với các bạn sinh viên. "Em mong muốn vườn thuốc nam sử dụng mã QR code này sẽ mở rộng ra khu vực toàn tỉnh, nhất là ở những nơi đang bảo tồn cây dược liệu", bạn Thuận cho hay.

Vốn bắt đầu chỉ trên mảnh đất 30m2 trong khuôn viên trường để trồng các loại cây đinh lăng, lô hội, với 10 thành viên. Đến nay, khu vườn đã mở rộng hơn 1.500m2 bảo tồn hàng trăm loại cây thuốc quý, với gần 100 tình nguyện viên tham gia.

https://danviet.vn/lam-nong-thoi-cong-nghe-40-gio-dien-thoai-len-biet-ngay-ten-cay-thuoc-20200605133005556.htm
 

Theo Mai Anh - Chúc Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.