Làm nhà lưới "nhốt" rau sạch, nhà nông có thu nhập cả chục triệu đồng/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mong muốn có nông sản sạch đến với người tiêu dùng, anh Nguyễn Văn Thiện - nhà nông (41 tuổi) thôn Bình Minh, xã Quế Nham, huyệnTân Yên (Bắc Giang) đã đầu tư hẳn nhà lưới trồng rau, củ quả. Người địa phương nói vui, anh Thiện trồng theo kiểu "nhốt" rau, củ quả trong nhà lưới.

Mô hình nhà trồng rau, củ, quả sạch trong nhà lưới được anh Thiện đầu tư với diện tích hơn 400m2.
Mô hình nhà trồng rau, củ, quả sạch trong nhà lưới được anh Thiện đầu tư với diện tích hơn 400m2.


Vay "nóng" tiền đầu tư nhà lưới

Anh Thiện cho biết, tháng 3-2016, anh Thiện trồng đan xen nhiều loại hoa màu (đỗ tương, rau muống, cà chua…) thí điểm trên diện tích 200 m2 ruộng. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên toàn bộ diện tích hoa màu bị hư hại nặng. Nguyên nhân do trồng nhiều cây hoa màu đan xen nên không kiểm soát được dịch bệnh dẫn đến tình trạng sâu bệnh lây lan từ cây này qua cây khác.


 

Ưu điểm của mô hình này là giúp giảm thiểu tình trạng côn trùng, sâu bệnh cho cây trồng. Trong ảnh anh Thiện bên những cây gấc sạch.
Ưu điểm của mô hình này là giúp giảm thiểu tình trạng côn trùng, sâu bệnh cho cây trồng. Trong ảnh anh Thiện bên những cây gấc sạch.


Không nản lòng, sau thời gian tự mày mò, nghiên cứu. anh biết đến mô hình trồng rau, củ, quả an toàn trong nhà lưới. Nghĩ là làm, anh vay “nóng” hơn 40 triệu từ gia đình, bạn bè để đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới tiêu và thử trồng 300 cây dưa chuột trong nhà lưới.

 

Khoảng cách giữa các luống dưa chuột được anh Thiện bố trí khoảng 100cm, giữa các cây trong cùng 1 luống là 40cm.
Khoảng cách giữa các luống dưa chuột được anh Thiện bố trí khoảng 100cm, giữa các cây trong cùng 1 luống là 40cm.



Nếu những mô hình nhà lưới ở nơi khác sử dụng những thanh tre, gỗ được cắm sâu xuống dưới đất để cây leo lên. Nhưng như vậy mỗi lần thay cây giống mới sẽ mất nhiều thời gian, công sức để tháo dỡ. Để bớt hao tổn công sức anh Thiện sử dụng nhưng sợi dây độ dài từ 2-3m, nối từ trần nhà lưới kéo xuống mặt đất. “Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là hạn chế được sâu bệnh, tránh được côn trùng, không tốn nhiều công chăm sóc. Chi phí đầu tư ít hơn so với phương pháp thủy canh, giá thành rau, quả cũng rẻ hơn rất nhiều.”, anh Thiện nói.

Nguồn thu tăng đáng kể


 Sau hơn 1 năm miệt mài, chịu khó, hiện nay, mô hình nhà lưới của anh Thiện đã mở rộng hơn 400m2 với hơn 600 cây dưa chuột. Trung bình, mỗi tháng, anh Thiện cho thu hoạch 20-24 tạ dưa chuột, giá bán dao động từ 15-20.000đ/kg. Mỗi tháng, gia đình anh thu hơn 30 triệu đồng từ việc bán rau, củ, quả thực phẩm. Ngoài dưa chuột, hiện anh Thiện đang thí điểm mô hình trồng hơn 90 cây gấc xen với cây đỗ trên diện tích hơn 1.500m2. Đồng thời, anh còn tận dụng triệt để những khoảng đất trống để trồng thêm cây đinh lăng, giúp tăng thu nhập gia đình.

 

Những hạt dưa leo giống sau khi ngâm nước sạch, ủ nảy mầm sẽ được đưa ra vườn ươm trong khoảng 7 ngày.
Những hạt dưa leo giống sau khi ngâm nước sạch, ủ nảy mầm sẽ được đưa ra vườn ươm trong khoảng 7 ngày.


Anh Thiện cho biết, thị trường tiêu thụ chủ yếu rau, củ, quả thực phẩm của anh là những gia đình tại Hà Nội đặt mua. Đa số khách quen, nên sản phẩm của nhà anh ngày càng được được ưa chuộng.Theo anh Thiện, để có những quả dưa chuột giòn, ngọt thì yếu tố chính là việc chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Đầu tiên, vào mùa nóng, phải chọn giống cây dưa chuột của Nhật bởi đây là giống dưa chịu nhiệt cao. Sau đó đem ngâm vào nước sạch, đến khi nảy mầm thì đem đi ươm vào bầu. Với cây mầm, cần để ý thời tiết, nếu mưa nhiều, ẩm thấp phải dùng nilon phủ lên, sau 7 ngày sẽ đem vào trồng trong nhà lưới. Khoảng cách lý tưởng giữa các luống cây là 100cm, giữa các cây trong cùng 1 luống là 40cm.

 

Cây dưa leo thu hoạch mỗi tháng/lần, mỗi lần thu được từ 20-24 tạ. Giá bán từ 15-20.000/kg được tiêu thụ chủ yếu tại các hộ gia đình Hà Nội.
Cây dưa leo thu hoạch mỗi tháng/lần, mỗi lần thu được từ 20-24 tạ. Giá bán từ 15-20.000/kg được tiêu thụ chủ yếu tại các hộ gia đình Hà Nội.


Chủ trang trại còn lưu ý, ngoài chọn giống cây thì việc sử dụng phân để tưới cho cây cũng rất quan trọng. Hiện gia đình anh đang sử dụng loại phân gà ủ mục với chế phẩm vi sinh để bón cho cây. Anh không sử dụng các loại phân hóa học. “Loại phân gà ủ mục rất thích hợp với cây dưa chuột, giúp cây phát triển tốt, sản lượng cao hơn so với các loại phân hóa học khác”, anh Thiện chia sẻ.
 

Ngoài trồng dưa leo, anh Thiện còn đang thí điểm mô hình trồng cây gấc đan xen với cây đỗ quả dài. Dự tính tháng 11 năm nay anh Thiện sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên.
Ngoài trồng dưa leo, anh Thiện còn đang thí điểm mô hình trồng cây gấc đan xen với cây đỗ quả dài. Dự tính tháng 11 năm nay anh Thiện sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên.


Ở địa phương, anh Thiện được nêu gương, khen thưởng trong phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.